Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Thương lắm, mùa lũ quê tôi

31/10/2021 09:38

Kinhte&Xahoi Nếu năm nào không có lũ thì người Lệ Thủy như thiếu cái gì đó. Lũ thành tục quán mất rồi...

Lệ Thủy (Quảng Bình) năm nào cũng thế, bắt đầu vào tháng 9, quê tôi đã đón bão và chống lũ. Nhà tôi, ở ngay vùng rốn lũ xã An Thủy, Lệ Thủy. Trời mới mưa là nước đã tràn bờ, xông vào nhà hung hãn. Có năm, lũ đến quá nhanh, bà con trở tay không kịp, ngậm ngùi thấy thóc lúa, lợn gà... bị nhấn chìm. Câu hát ru: “Chiều mưa ra đứng bờ sông/Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ” nói lên phần nào sự bị động, may rủi của người dân Lệ Thủy vào trời đất khi thiên tai, lũ lụt ập đến.

Vì sống chung với lũ hàng trăm năm qua, nên nhà của người Lệ Thủy, đặc biệt các xã vùng giữa thường làm 03 gian. Nhà có cấu tạo có rầm hạ (dành cho lụt nhỏ và vừa), rầm thượng (dành cho lụt to). Lũ đến, bọn trẻ chúng tôi leo lên tra (rầm hạ, hoặc thượng) nhìn ra cánh đồng nước đục ngầu, sóng chồm lên sóng. Nước từ thượng nguồn về đồng bằng bao giờ cũng rất nhanh, chảy xiết cuốn theo cơ man nào là lác năn, rơm rạ, rều củi, chai hũ, rắn rết, chuột kiến ... Cứ thế bồng bềnh tấp vào vườn tược. Rồi nước vào sân, liếm láp nền nhà, dâng ngập đầu gối, nhấn chìm bàn ghế, quá đầu người... Ông nội tôi kể lại, năm 1950 lũ cao quá mái nhà, cả làng chỉ còn một nửa số người sống sót.

Do đặc điểm cư dân sống gần sông, định cư ngay giữa vùng đồng bằng chiêm trũng nên việc chống giặc nước được coi là nhiệm vụ đầu tiên để sinh tồn. Bà con nhiều đời nay đã lấy lũy tre rào làng chắn sóng, lấy thân cây chuối để làm bè vượt lũ. Tôi nhớ, muốn có một cái bè, người ta lấy khoảng ba đến năm cây chuối to ghép lại, lấy tre xiên qua thân, cột chặt. Bè chuối trở thành một phương tiện không thể thiếu về mùa lũ của người Lệ Thủy. Bè dùng để chở người già, trẻ nhỏ, lợn gà... sơ tán tránh lụt hoặc nổi bềnh bồng trong nước dữ ngay trước sân nhà. Ngoài ra, bè dùng để đặt bếp nấu cơm, rồi đi vớt củi, đẩy rều. Bè được buộc vào bốn cột nhà đặt lên đó tấm ván là thành giường nằm ngủ. Bè là cái phao cho lũ trẻ ngụp lặn, chơi đùa…

Ngày ấy, tôi nhớ nhất là cái giếng đào của gia đình vào mùa lũ. Bình thường, hết nước dùng, cả xóm tôi luôn xuống dòng Kiến Giang để gánh nước sử dụng. Nhưng khi lũ đến, nước bạc tràn vào miệng giếng kéo theo cơ man nào là bùn đất và sự nhiễm bẫn. Tôi đã có sáng kiến, lấy tấm áo mưa choàng lên miệng giếng rồi lấy dây cao su xe đạp buộc thật chặt, sau đó lấy cái nông phơi lúa đè lên để giảm tải áp suất cho tấm ni lông. Nước lũ ra, gia đình tôi và cả xóm có nguồn nước sạch trong vắt để dùng. Nếu không làm vậy, nhiều gia đình dùng nước bẩn bị đau bụng đi ngoài, bệnh đỏ mắt, da lở loét ngứa ngáy...

Đã là lũ Lệ Thủy thì nước lên là ngâm đến ba, bốn ngày mới rút. Trong nhà nước ngang ngực, nước ngoài đường lút quá đầu nên mọi sinh hoạt đi lại đều nhờ chiếc bè. Gạo, khoai, sắn khô nhờ có sự chuẩn bị trước nên không thiếu lắm chỉ thiếu rau. Mà rau thì chìm trong nước nên rũ ra và chết hết. Bữa cơm chỉ có đồ khô nên mọi người thường lấy ruốc pha với nước sôi làm canh để ăn.

Năm tôi học lớp 7, lũ đến vào tháng 10. Gia đình tôi đã chuẩn bị từ trước đó nên không bị động. Cả nhà có chiếc bè, ông nội tôi mới làm xong. Trong bữa cơm trưa trên chiếc bè chuối, tôi nhìn thấy mười mấy con rắn nước đang bện vào nhau leo lên cánh cửa nhà. Tôi thét lên, nhảy sang ông nội, mặt tái mét. Thế là bè bị lật, mâm cơm rơi xuống nước. Mẹ tôi thở dài, lầm lụi lấy củi khô nấu lại cơm cho cả nhà. Tôi bị ba mắng cho một trận nhớ đời. Mấy đứa em mếu máo khóc vì đói.

Lũ lụt ở quê tôi là thế đấy. Nếu năm nào không có lũ thì người Lệ Thủy như thiếu cái gì đó. Lũ thành tục quán mất rồi. Đến mùa này, cóc, nhái từng đụn, từng đụn nổi lên mặt nước, chuột chạy từng đàn trên mái nhà cắn nhau kêu chí chóe. Kiến thì không phải nói, chúng leo cao tìm chỗ ở. Từng đoàn, từng đoàn lũ lượt kéo đến leo trên tường. Kiến làm ổ ngay trong các bọc áo quần, kiến treo trên xà nhà, nóc nhà. Nửa đêm, tôi phải tỉnh giấc vì kiến bò quanh người, bò lên tóc, chui vào mũi. Có hôm, gặp phải kiến càng cắn đến sưng mặt. Ông nội tội nói, không sao cháu ơi, độc kiến sẽ làm cháu có sức để chống với rắn cắn.

Mà cũng lạ, lũ thường vào nhà vào ban đêm và cũng rút ra trong đêm. Vì lẽ đó, lũ đến là dân Lệ Thủy thức trắng để canh. Canh để chuyền đồ đạc lên cao. Canh để đẩy bùn, lau chùi nhà cửa khi nước rút. Ngày ấy, nhà nào cũng í ới gọi nhau dọn dẹp sau lũ. Ngọn đèn dầu sáng như con đom đóm được thắp lên, ánh sáng nhập nhòa vì gió. Mỗi người một dụng cụ. Người tát nước, người lấy giẻ lau chùi, người dùng chổi đánh bùn loãng ra và quét đi. Nước rút tới đâu cố gắng làm sạch tới đó. Nước rút ban ngày thì không đến nỗi gì nhưng nước xuống vào lúc khuya là rất khổ. Nhà nào cũng phải cứ đợi, chân ngâm trong nước trắng bệch ra nhưng không ai than vãn câu nào.

Thường khi lũ rút, trời luôn đổ một trận mưa rào. Người quê tôi gọi đó là mưa xối bùn. Sau trận mưa đó, dân quê lại có quá nhiều việc để làm. Những căn nhà vách đất, bị sóng đánh vỡ tung, còn trơ lại khung tre. Đất vườn sủi tăm phải khơi hào thoát nước để trồng rau màu cứu đói. Vườn chuối đổ ngổn ngang, cây nọ đan chèn lên cây kia. Rều tấp thành đống đè đến nửa bụi tre. Mùi tanh tưởi bốc lên ghê người. Ruồi nhặng bu dày đặc, kêu ong ong, tua túa đầy trời. Chó tha xác chuột chạy khắp nơi, cắn giành nhau kêu ăng ẳng.

Trận đại hồng thủy năm 2020 đã làm thay đổi tất cả. Phương pháp chống lũ truyền thống đã không còn phát huy tác dụng như trước. Người Lệ Thủy năm nay hầu hết đã mua sắm thuyền nhôm, dùng can lớn ghép thành bè để cứu tủ lạnh, máy giặt và trang thiết bị gia đình. Nhà nào ở vùng thấp đều hàn khung sắt, gác ván lên để chống lũ. Ăn với lũ, ngủ với lũ, sống với lũ trở nên thân quen, gần gũi.

 Ngô MậuTình  - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/thuong-lam-mua-lu-que-toi-d169734.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com