Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Thưởng Tết – món quà “xa xỉ” với giáo viên, "năm Covid" lại càng xa vời

18/01/2022 15:11

Kinhte&Xahoi Tết luôn là thời điểm các ngành nghề xôn xao câu chuyện thưởng Tết – lương tháng thứ 13 (tháng lương chi thêm cho giáo viên (GV) ngoài 12 tháng lương chính thức). Nhưng với ngành Giáo dục, nhắc đến câu chuyện này đã khiến không ít GV ngậm ngùi, buồn tủi.

Năm 2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các trường học đều bị ảnh hưởng, đặc biệt các trường ngoài công lập bị ảnh hưởng về nguồn thu. Vì vậy, câu chuyện thưởng Tết là vấn đề khiến nhiều đơn vị trăn trở.

Tùy tâm của Hiệu trưởng

Nhiều GV ngậm ngùi chia sẻ, mỗi khi Tết đến, các cán bộ, GV đều mong muốn có khoản thưởng để Tết ấm no hơn nhưng tùy năm, có GV được thưởng vài triệu đồng, có người 500 hay 200 nghìn đồng… cũng nhiều người chỉ được thưởng chai dầu ăn, nước mắm, thậm chí có GV không được thưởng gì.

Như lãnh đạo trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học An Lương (Văn Chấn, Yên Bái) ngậm ngùi chia sẻ: “Không bao giờ có dư đủ tiền để thưởng lương tháng thứ 13 cho cán bộ, GV. Nếu có, thì là chai dầu ăn, nước mắm…. của Công đoàn nhà trường động viên”.

Cuộc sống của thầy và trò nhiều trường còn khó khăn. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo tìm hiểu của PV, tại các trường học ở miền núi, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên GV cũng chịu nhiều thiệt thòi. Ngoài khoản lương chính, các GV được trợ cấp rất ít, đó là lý do họ không dám mơ đến chuyện thưởng Tết.

Thầy Trần Quốc Sắc – GV trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Ea Riêng, M'Đrắk, Đắk Lắk) đã có 16 năm công tác trong ngành Giáo dục. Thầy Sắc cho biết, tài chính của các trường tự chủ, có chi thường xuyên là chi lương và các khoản chi giáo dục, còn sửa chữa cơ sở vật chất thì nhà trường xin thêm. Nếu trong năm, trường ít tổ chức này nọ thì cuối năm sẽ có dư khoản tiền và lấy số dư đó để thưởng Tết.

Như ở trường THPT Nguyễn Trường Tộ, khoảng 6-7 năm trước, lương chính của thầy Sắc là 5 triệu nhưng thưởng Tết có khi lên đến 7 triệu. Có thưởng như vậy vì thời kỳ đó, thầy Hiệu trưởng chỉ tổ chức các hoạt động cần thiết, còn hoạt động nào xã hội hóa được thì đưa vào xã hội hóa, mua sắm thiết bị trường học một cách chọn lọc chứ không đại trà.

Thầy Sắc cho rằng, thưởng Tết dù cao hay thấp cũng là động viên tinh thần GV.

Các trường sẽ có những khoản thu ngoài luồng, nếu Hiệu trưởng nào công tâm sẽ chi vào các dịp thưởng GV. Thầy Sắc cho rằng, phần lớn các trường đều có thưởng Tết nhưng thưởng ở mức độ như thế nào tùy thuộc vào 2 vấn đề: Thứ nhất là công tác chi tiêu trong năm của Hiệu trưởng vào các hoạt động có hợp lý hay không? Thứ hai và là cái quyết định là cái tâm của Hiệu trưởng.

“Hiệu trưởng mà thương GV thì trường nào cũng có thưởng Tết, còn không thì GV ‘ngậm đắng nuốt cay’ nên có trường thưởng GV 1 triệu đồng, có trường 500 nghìn đồng… nhưng có trường không có đồng nào. Không phải là không có thưởng nhưng căn bản người đứng đầu nhà trường có muốn chi hay không?” - thầy Trần Quốc Sắc bày tỏ.

Thầy Sắc đã có 10 năm được nhận thưởng Tết, cao nhất là 7 triệu đồng, còn thấp nhất là 200 nghìn đồng. Còn năm nay, trường THPT Nguyễn Trường Tộ chưa có thông báo về chuyện thưởng Tết cho GV.

Đã có nhiều năm công tác trog ngành Giáo dục, cô Nguyễn Thị Bình – GV trường Mầm non Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cũng cho biết, mức thưởng Tết thường không cao, không có chuyện thưởng tháng lương thứ 13 nhưng các năm trước đều được nhận thưởng 1 triệu vào dịp Tết.

Cô Nguyễn Thị Bình gắn bó với nghề "nuôi dạy trẻ" đã lâu.

Thưởng Tết – tưởng rằng các trường công ngoài công lập có nguồn thu và vận hành theo cơ chế doanh nghiệp, tự chủ nên GV ít nhiều có thưởng Tết. Tuy nhiên, cũng như các trường công lập, các GV tư thục lại buồn hơn khi ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 khiến họ không lương, không thưởng.

Chị Phạm Thị Linh (GV mầm non tại Minh Khai, Hà Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Đã lâu lắm rồi, tôi không có nguồn thu nhập nào cả. Là trụ cột chính của gia đình, nên điều đó ảnh hưởng rất lớn đến gia đình tôi. Dịch hoành hành, trường đóng cửa, GV không đến trường đồng nghĩa với việc lương cũng bị cắt nên chuyện thưởng Tết không dám mơ tới”.

“Lâu nay và bây giờ, điều tôi mong ước vẫn là trường học sớm mở cửa trở lại, học sinh đến trường, GV được đi dạy để có thu nhập trang trải cuộc sống” – cô Linh bày tỏ.

Cũng như cô Linh và nhiều GV khác dạy tại tại Hà Nội cho biết, khi đi dạy, lương chính đã khó sống nên phải làm thêm các công việc. Khó khăn quá, giờ không lương, không thưởng Tết mà các công việc khác cũng bị ngưng trệ nên không dám kêu ai.

Câu chuyện “buồn không muốn nói”

Tết Nguyên đán Nhâm dần năm 2022 đã cận kề, trong khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, vấn đề lương, thưởng Tết lại một lần nữa khiến GV và người lao động mong ngóng.

Ông Hoàng Quốc Tuấn – Giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn cho biết: “Năm 2021, cũng như các tỉnh/TP khác, ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn khó khăn lắm. Các trường tự vun vén như thực hiện chi thường xuyên theo quy định; Nếu cấp thu học phí như THCS và THPT thì tiền thi đua, khen thưởng xếp loại GV… cộng dồn lại cả năm coi như là tiền thưởng Tết. Còn khối Tiểu học hay khối các trường nội trú thì càng không có khoản này”.

Thầy và trò của Trường Tiểu học Thanh Xuân (Quan Hóa, Thanh Hóa) trong giờ sinh hoạt tại thư viện xanh.

Lương tháng thứ 13 là món quà ‘xa xỉ’ với GV vì họ luôn mong đợi chứ không phải nhiều người được. Thưởng mấy trăm nghìn, một triệu đồng thì có thể, chứ nếu thưởng tháng lương thứ 13 thì chắc hiếm, rất ít trường đáp ứng được như vậy.

Vì vậy, các trường vẫn chắt chiu để động viên GV trong khả năng của mình. Ông Tuấn cho rằng, các năm trước, thưởng Tết đã khó khăn, giờ dịch bệnh lại khó khăn hơn. Khi chống dịch, các trường phát sinh nhiều khoản như hỗ trợ học sinh F0, xét nghiệm, mua khẩu trang, nước sát khuẩn…

PGS.TS Trần Văn Thức – Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: “Thưởng Tết là do nhà trường chi, còn Sở GD&ĐT với ngành Giáo dục không can thiệp. Hằng năm, tùy vào từng trường, Hội phụ huynh, lãnh đạo địa phương hay do nguồn tiết kiêm, làm thêm… để có thưởng cho GV. Trong điều kiện dịch bệnh, cũng phải chia sẻ khó khăn với GV, phụ huynh, học sinh. “Sở không có chỉ đạo, hướng dẫn về chuyện thưởng Tết GV mà chỉ đạo về công tác chuyên môn thôi, nghiệp vụ” – ông Thức cho hay.

Để động viên tinh thần GV, Công đoàn ngành Giáo dục nhiều tỉnh/TP cũng lên phương án chăm lo cho Đoàn viên, người lao động trong ngành nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

Hiện nay, các quy định của pháp luật chưa quy định cụ thể về lương tháng 13. Vì vậy, việc thưởng Tết cuối năm 2021 cho GV sẽ phụ thuộc vào nhà trường tự quyết định theo quy chế của từng đơn vị dựa trên nguồn kinh phí, doanh thu và năng suất làm việc của từng GV. Thậm chí, việc GV có được chi trả lương tháng 13 hay không hoàn toàn dựa vào sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng lao động (GV hợp đồng) hoặc hợp đồng làm việc (GV là viên chức). Đồng nghĩa, GV nói chung có thể có hoặc không có lương tháng 13.

Tháng 5/2018, Hội nghị Trung ương 7 (khoá XII) thông qua nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương. Chính phủ sau đó ấn định thời gian bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2021.

Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương), bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Giáo dục là ngành có số lượng viên chức lớn nhất hiện nay. Chính sách trên được nhiều cán bộ, GV chờ đợi với hy vọng tiền lương, thưởng được cải thiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch kéo dài, chủ trương trên đã phải lùi lại hai năm liên tiếp.

Ban đầu Trung ương dự kiến lùi thời điểm cải cách tiền lương một năm, tức là từ 1/7/2022 thay vì 1/7/2021. Sau đó các cấp có thẩm quyền tiếp tục quyết định chưa thực hiện trong năm 2022. 

 Hùng Tâm - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/thuong-tet-mon-qua-xa-xi-voi-giao-vien-nam-covid-lai-cang-xa-voi-d175035.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com