Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

06/03/2024 08:21

Kinhte&Xahoi Chiều 5/3, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì buổi làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Dự cuộc họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội là Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Về phía Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội có đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy; đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy.

Toàn cảnh cuộc họp (ảnh Phạm Thắng).

Về lãnh đạo các Bộ, ngành có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ: tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra, đề xuất phương án giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng cử đại diện tham gia phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội trong việc nghiên cứu, đề xuất phương án và tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về một số nội dung của dự thảo Luật để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn, phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Ngày 25/01/2024, đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì cuộc họp để nghe các cơ quan báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) theo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại cuộc họp (ảnh Phạm Thắng).

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan hữu quan nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, tổ chức các cuộc làm việc để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Trên cơ sở đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan đã rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 08 chương và 57 điều (tăng 01 chương, giảm 2 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội, trong đó bỏ 6 điều trong dự thảo Luật trình Quốc hội, bổ sung mới 4 điều).

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã rà soát một cách kỹ lưỡng các chương, điều, khoản cụ thể của dự thảo Luật; cùng trao đổi làm rõ các vấn đề lớn, quan trọng còn ý kiến khác nhau trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) như về: Mô hình tổ chức chính quyền, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan; Quản lý biên chế, thu nhập tăng thêm; phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND; Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô và các biện pháp bảo đảm quy hoạch; Quản lý không gian ngầm; Phát triển các khu công nghệ cao; Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng; thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao; Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; Liên kết, phát triển vùng Thủ đô…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận (ảnh Phạm Thắng).

Qua trao đổi, làm rõ, các đại biểu thống nhất, đồng thuận, khẳng định về vị trí, vai trò của Thủ đô trong Luật theo hướng bổ sung quy định Thủ đô Hà Nội “là thành phố trực thuộc trung ương, là đô thị loại đặc biệt” vào Điều 2 của dự thảo.

Quy định như vậy để ghi nhận thực tế hiện nay và để bảo đảm thực hiện ổn định các cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho Hà Nội, phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn.

Các ý kiến cũng cho rằng việc chỉnh lý quy định về áp dụng Luật Thủ đô nhằm xử lý mối quan hệ giữa Luật Thủ đô với các luật, nghị quyết của Quốc hội, giữa văn bản quy định chi tiết, văn bản do Chính phủ, Bộ, ngành, chính quyền thành phố Hà Nội ban hành để thực hiện những nội dung được phân quyền trong Luật Thủ đô với văn bản của cơ quan trung ương là vấn đề quan trọng, quyết định hiệu quả thi hành của Luật Thủ đô sau khi được ban hành.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Vương Đình Huệ đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp, Thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành khi đến nay dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã được hoàn thiện, đạt chất lượng khá tốt.

Tuy nhiên, đây là dự án luật khó, đặc thù, vừa mang tính chất đặc biệt, vượt trội vừa phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật nên cũng đặt ra nhiều bài toán khó.

Do đó, đề nghị Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp và thành phố Hà Nội tiếp tục nghiên cứu tranh thủ tối đa các ý kiến của các Bộ, các ý kiến tại buổi làm việc; rà soát quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về phát triển Thủ đô, nhất là Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của đồng chí Tổng Bí thư đối với phát triển Thủ đô. Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng cho ý kiến cụ thể đối với các nội dung của dự thảo Luật.

K.Quy - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Để chó chạy rông nơi công cộng, chủ vật nuôi hành hung người khác sẽ bị xử lý thế nào?

Những ngày qua, dư luận bức xúc trước sự việc người đàn ông bị chủ chó hành hung gây thương tích vì cản con chó không rọ mõm, thả rông tại sảnh chung cư... Nhiều người đặt câu hỏi hành vi đánh người gây thương tích; Thả chó không rọ mõm chạy rông nơi công cộng sẽ bị xử lý thế nào?

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

link bài gốc https://phapluatplus.vn/tiep-tuc-chinh-ly-hoan-thien-du-an-luat-thu-do-sua-doi-196596.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com