Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Tranh luận vụ FPT Telecom bị tố vi phạm bản quyền

25/12/2018 08:39

Kinhte&Xahoi FPT Telecom bị tố vi phạm pháp luật khi dùng phim "Gạo nếp gạo tẻ" chưa có bản quyền, đây là điều khó hiểu với một tập đoàn kinh tế lớn.

Coi thường công sức của cả một tập thể?

Giữa tháng 12/2018, TAND Q.3 - TP. HCM thụ lý đơn khởi kiện giữa nguyên đơn là đại diện Công ty CP DID TV và bị đơn là Công ty CP Viễn thông FPT (FPT Telecom) liên quan đến bản quyền bộ phim "Gạo nếp gạo tẻ".

Ông Bảo Thái - đại diện Công ty CP DID TV cho biết, FPT Telecom đã sử dụng 76 tập phim "Gạo nếp gạo tẻ" với hình thức xem phim theo yêu cầu trên hệ thống dịch vụ truyền hình trả tiền IPTV mà chưa được sở đồng ý của Công ty CP DID TV.

Công ty CP DID TV có văn bản đề nghị FPT Telecom trả lời về vấn đề và nhận được lời cam kết từ phía FPT Telecom không tiếp tục khai thác phim "Gạo nếp gạo tẻ", đồng thời đề nghị đưa ra mức giá bản quyền là 250 triệu đồng.

Hình ảnh truyền hình kỹ thuật số IPTV của FPT Telecom sử dụng phim Gạo nếp gạo tẻ bị tố vi phạm bản quyền.

 

Không đồng ý với mức giá mà FPT Telecom đưa ra, phía Công ty CP DID TV đã tiến hành khởi kiện, yêu cầu FPT Telecom đền bù 9 tỷ đồng vì những thiệt hại mà đơn vị này đã gây ra.

"Gạo nếp gạo tẻ được sản xuất với số tiền đầu tư hơn 400 triệu đồng/tập. Mức tiền đề nghị bồi thường mà chúng tôi đưa ra cũng chỉ dừng ở mức 120 triệu đồng/tập, thấp hơn nhiều so với bản quyền bán cho các đối tác khác (250 triệu đồng/tập)" - đại diện Công ty CP DID TV cho biết.

Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, Luật sư Bùi Hữu Minh - Đoàn Luật sư TP. HCM cho rằng, văn bản của FPT Telecom trả lời Công ty CP DID TV phải chăng đơn vị này đã vô tình xác nhận khai thác phim Gạo nếp gạo tẻ khi chưa có bản quyền?

"Đây là điều khó hiểu đối với một tập đoàn kinh tế lớn và uy tín như FPT Telecom. Vấn đề bản quyền trước khi phát sóng phải được đặt lên hàng đầu, không thể nói FPT Telecom không biết điều này, nhưng tại sao đơn vị vẫn vi phạm? Hơn nữa, biểu hiện vi phạm chỉ bị dừng lại khi phía sở hữu phát hiện và có thông báo cảnh báo?" - Luật sư Bùi Hữu Minh băn khoăn.

Từ trước đến nay, việc vi phạm bản quyền ở Việt Nam không phải là chuyện hiếm nhưng chỉ thường xảy ra với những cá nhân, người dân bình thường do bột phát hoặc thiếu hiểu biết pháp luật. Còn các tập đoàn kinh tế lớn thì khó để xảy ra sai sót này.

"Việc phát phim mà chưa được sự đồng ý của nhà sản xuất cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, nghiêm túc..." - ông Minh đánh giá.

Để củng cố thêm về mặt bằng chứng, ông Minh cho rằng, phía nguyên đơn cần thu thập thêm những hình ảnh, băng ghi hình mà FPT Telecom đã khai thác trên các kênh của mình vào các khung giờ nào? Khai thác theo hình thức nào? Từ việc khai thác đó bị đơn thu về khoản lợi nhuận bao nhiêu?

Đồng thời, phía Công ty CP DID TV cũng phải có những hóa đơn, chứng từ thể hiện việc bản quyền 1 tập phim Gạo nếp gạo tẻ là bao nhiêu tiền.

Vị luật sư này cho rằng, FPT Telecom không chỉ có biểu hiện vi phạm bản quyền mà còn vi phạm sở hữu trí tuệ. "Một bộ phim được làm ra không chỉ tiêu tốn tiền bạc mà còn là công sức của cả một đoàn làm phim. Nhất là với phim dài tập thì đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức của rất nhiều người" - ông Minh nói.

Cũng theo ông Minh, hiện có 2 trường hợp có thể áp dụng để TAND Q.3 xử lý đơn khởi kiện của Công ty CP DID TV theo hướng dân sự hoặc hình sự. Trong đó, hướng dân sự thường dễ chứng minh hơn còn hướng hình sự thì cần phải chứng minh được sự cố tình vi phạm của FPT Telecom và hành vi này gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Trụ sở FPT Telecom.

 

Chứng minh được thiệt hại

Ông Minh cho rằng, việc đòi tiền bản quyền cho mỗi tập phim Gạo nếp gạo tẻ bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận riêng giữa Công ty CP DID TV và FPT Telecom. Nếu 2 bên không đưa ra được sự thống nhất thì HĐXX sẽ căn cứ vào những tài liệu mà 2 bên cung cấp để đưa ra mức bồi thường theo quy định của pháp luật.

"Để đòi được bồi thường theo mong muốn, ngoài việc Công ty CP DID TV đưa ra bằng chứng về kinh phí sản xuất phim thì còn phải chứng minh được những thiệt hại mà FPT Telecom đã gây ra cho minh." - vị luật sư này nhận định.

Đồng quan điểm với ông Minh, luật sư Nguyễn Xuân Bách cho rằng, dấu hiệu vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ của FPT Telecom là điều khó chấp nhận đối với một doanh nghiệp kinh tế lớn. Nhất là trong thời buổi mở rộng hội nhập như hiện nay, người nước ngoài rất lên án vi phạm này nên dễ bị mất niềm tin, khó hợp tác được với những doanh nghiệp trên trường quốc tế.

 

Theo Đất Việt/Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa

Từ ngày 15/9/2018, Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Xử lý hành vi vu khống theo Bộ luật Hình sự 2015

Vu khống, được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà mình biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác...

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng BHXH cho bà. Vậy, thời gian bà nằm viện 4 tháng có được tính là thời gian công tác không?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com