Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Tránh tư tưởng học lý luận chính trị để được đề bạt nâng lương, bổ nhiệm

23/12/2021 15:22

Kinhte&Xahoi Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, trong học tập lý luận chính trị tuyệt đối tránh tư tưởng đối phó, vì bằng cấp để đủ điều kiện được đề bạt nâng lương, bổ nhiệm làm lãnh đạo.

Toàn cảnh hội nghị

Sáng 23/12, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, từ điểm cầu Trung ương tại Hà Nội kết nối tới điểm cầu tại các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; Đại diện lãnh đạo các Tỉnh ủy, Thành ủy; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy, các Đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Về phía thành phố Hà Nội có các đồng chí: Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai.

Đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo, định hướng tuyên truyền

Tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn đã trình bày báo cáo về kết quả công tác tuyên giáo năm 2021; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Theo đó, với tinh thần chủ động, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, toàn ngành Tuyên giáo đã đổi mới phương thức, triển khai toàn diện các lĩnh vực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác tuyên giáo năm 2021. Qua đó đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Trong đó, trọng tâm là chủ động, tích cực tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, ngành Tuyên giáo đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác lý luận chính trị; Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Công tác lịch sử Đảng; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo, định hướng tuyên truyền, báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại bảo đảm khách quan, chính xác, có trọng tâm, trọng điểm.

Ngành Tuyên giáo đã tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; Tăng cường định hướng các hoạt động văn hóa - văn nghệ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân; Tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác khoa giáo, bước đầu đạt một số kết quả tích cự; Chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo.

Năm 2021, ngành Tuyên giáo đã tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với quy mô lớn sau 75 năm, kể từ Hội nghị văn hóa năm 1946, thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong việc triển khai đưa nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống. Sau hội nghị, ngành Tuyên giáo tích cực quán triệt, tuyên truyền những nội dung cơ bản của hội nghị và kết luận chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân và tổ chức thực hiện.

Năm 2022, ngành Tuyên giáo xác định triển khai thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, xác định đây là nhiệm vụ của toàn ngành trong năm 2022. Đồng thời, ngành Tuyên giáo tổ chức thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bảo đảm thiết thực, hiệu quả; Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác lý luận chính trị; Bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái.

Ngành Tuyên giáo triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại, báo chí - xuất bản, văn hóa, văn nghệ, dư luận xã hội; Tiếp tục đổi mới, đưa công tác khoa giáo gắn sát với thực tiễn và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, đơn vị; Tăng cường phối hợp, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tham luận tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai đã làm rõ thêm việc Đảng bộ thành phố Hà Nội triển khai Kết luận số 01-KL/TƯ của Bộ Chính trị, kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương với nội dung “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các tấm gương tiêu biểu, cách làm hay trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo vững mạnh

 Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng biểu dương những thành tựu đạt được của ngành Tuyên giáo trong năm 2021 - một năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp song toàn ngành vẫn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, tích cực đổi mới phương thức hoạt động để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được đề ra trong năm 2021.

Cho rằng năm 2022, dự báo tình hình thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức do đại dịch COVID-19, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu ngành Tuyên giáo tập trung vào 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo trong tình hình mới. Trước hết, ngành Tuyên giáo tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc; Kịp thời phát hiện, biểu dương những đơn vị làm tốt, uốn nắn những nơi làm chưa tốt.

Cùng với đó, ngành Tuyên giáo tập trung triển khai Kết luận số 21-KL/TƯ của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Quy định 41-QĐ/TƯ ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ… góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu, các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật... nghiêm túc triển khai Kết luận số 21, trong đó, cán bộ đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần làm gương trong việc thực hiện, tránh qua loa hình thức nhưng cũng tránh tình trạng lợi dụng việc phê bình để đấu đá, hạ bệ nhau với động cơ không trong sáng. Đồng thời, các cơ quan tiếp tục tham mưu cấp ủy chỉ đạo thực hiện hiệu quả Kết luận số 01-KL/TƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bảo đảm thiết thực, hiệu quả; Gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đưa học tập và làm theo Bác là công việc thường xuyên, liên tục hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên cũng như các tầng lớp Nhân dân.

Thường trực Ban Bí thư yêu cầu, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế góp phần xây dựng cơ sở khoa học vững chắc cho việc hoạch định, thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng; Đề cao việc tự học, tự nghiên cứu của cá nhân, xây dựng chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị định kỳ, thường xuyên đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý.

"Khắc phục tình trạng ngại và lười học tập lý luận chính trị; Xác định rõ động cơ, thái độ học tập đúng đắn; Học tập lý luận chính trị không chỉ để nâng cao trình độ, mà phải biết áp dụng lý luận đó vào thực tiễn, tạo chuyển biến thực sự trong mỗi hành động, việc làm của cán bộ, đảng viên; Tuyệt đối tránh tư tưởng học đối phó, học chỉ vì bằng cấp, để đủ điều kiện được đề bạt, nâng lương, được bổ nhiệm làm lãnh đạo", đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội nghị

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng đề nghị xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, chấn chỉnh tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, nhất là các tạp chí điện tử thuộc các hội nghề nghiệp vẫn còn là vấn đề gây dư luận xấu trong xã hội và giới báo chí.

“Tình trạng này được ví như cỏ dại, nếu chúng ta không xử lý nghiêm, triệt để thì chỉ cần 1-2 tháng sau sẽ quay trở lại như cũ. Vì thế, chúng ta phải kiên quyết, kiên trì và mỗi quý cần chọn ra khoảng 5 đến 7 tạp chí để nghiên cứu đánh giá, kiến nghị sửa đổi. Nếu 3 tháng sau vẫn không thay đổi thì sẽ thu hồi giấy phép hoạt động. Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông cần nghiên cứu để sửa đổi Luật Báo chí một cách căn cơ, bài bản hơn, khắc phục tình trạng này”, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu.

Tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã tiếp thu chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Thưởng về 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tuyên giáo thời gian tới. Đồng chí nhấn mạnh, ngành Tuyên giáo sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng thời, ngành Tuyên giáo tăng cường phối hợp, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

 Lam Dương - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tranh-tu-tuong-hoc-ly-luan-chinh-tri-de-duoc-de-bat-nang-luong-bo-nhiem-186300.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com