Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Trẻ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không nên ăn những loại thực phẩm nào ?

06/06/2022 18:51

Kinhte&Xahoi Để bảo vệ sức khoẻ của trẻ khi tiêm vắc xin COVID-19, các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trước và sau khi tiêm vắc xin.

Trước khi tiêm vắc xin, cha mẹ nên cho trẻ biết về những cảm giác châm chích của mũi tiêm ngừa. Trẻ nên ăn đủ bữa trước khi đi tiêm ngừa, nên tránh những món mà trẻ bị dị ứng trước đó.

Trong khi chờ tiêm có thể cho trẻ uống nước lọc, ăn nhẹ. Chú ý không nên cho trẻ ăn quá no vi có thể dẫn tới khó chịu, khó thở nhưng tuyệt đối không để bụng đói vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nhất là với những trẻ sợ tiêm.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi

Trước và sau khi tiêm vắc xin, phụ huynh chú ý không nên cho trẻ uống hay ăn các loại thực phẩm có chứa caffein (như trà, cà phê, sôcôla, nước tăng lực…).

Vì caffein trong các loại thực phẩm này có thể gây ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, lo lắng, bồn chồn, khó chịu dạ dày hay nôn ói, đau đầu từ đó có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêm ngừa của trẻ.

Trẻ có thể gặp các phản ứng như đau nhức chỗ tiêm, sốt, đau nhức cơ, ớn lạnh, mệt mỏi… Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối là phù hợp với tình trạng của trẻ lúc này.

Phụ huynh cần cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) và đa dạng các loại thực phẩm. Tùy vào tình trạng của trẻ sau tiêm cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn phù hợp như các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa (súp, cháo, sữa…).

Sau khi tiêm vắc xin, trẻ thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể là việc rất cần thiết. Do đó, cần uống đủ nước giúp máu lưu thông tốt hơn để cung cấp đủ ôxy cho các tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Lượng nước trung bình nên cung cấp cho cơ thể khoảng 2 - 3 lít/ngày. Trong đó, 20% nước đến từ thức ăn và 80% còn lại được bổ sung qua đường uống.

Nước lọc là thành phần quan trọng không thể thiếu. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra có thể uống nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối...

Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối là cần thiết. Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh và trái cây, các lợi khuẩn đường ruột.

Thêm nữa, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, B2, B6, B12, folic acid và các khoáng chất như sắt, selenium, kẽm. Nên tránh các loại thực phẩm chứa béo bão hòa hay thức ăn chiên, xào… gây khó tiêu.

 Phương Thu- TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tre-sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-khong-nen-an-nhung-loai-thuc-pham-nao-198188.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com