Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Trong một tuần, cả nước ghi nhận trên 800 ca nhiễm Covid-19 mới

15/04/2023 13:15

Kinhte&Xahoi Trong 7 ngày qua, cả nước ghi nhận 849 ca mắc mới, trung bình có 120 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 4,2 lần so với bảy ngày trước đó.

Ngày 14/4, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tăng cường phòng, chống dịch năm 2023. 

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành trên cả nước.

Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế do Phó Cục trưởng Nguyễn Lương Tâm cho thấy, năm 2022, cả nước ghi nhận 371 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, có 144 trường hợp tử vong. Số mắc tăng hơn năm lần, số ca tử vong tăng 5,3 lần so với năm 2021.

Bệnh tay, chân, miệng cũng ghi nhận hơn 66 nghìn trường hợp mắc, có ba ca tử vong (số mắc tăng 1,7 lần, số ca tử vong giảm tám ca). Bệnh dại, ghi nhận 70 ca tử vong, tăng bốn ca so với năm 2022.

Riêng với dịch COVID-19, tích lũy từ đầu dịch đến nay, cả nước ghi nhận 11.528.303 ca, trong đó có 43.186 ca tử vong. Đến nay đã hơn 3,5 tháng, Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19.

Các dịch bệnh truyền nhiễm khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch lớn; các dịch bệnh lưu hành, các bệnh có vaccine dự phòng trong nước như cúm, sởi... cơ bản được kiểm soát.

Về tình hình dịch bệnh đầu năm 2023, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho hay, đến nay cả nước đã ghi nhận được 25.490 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 2 lần so với cùng kỳ năm trước), trong đó có ba ca tử vong. Các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao là: TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Nai, Đà Nẵng, Khánh Hoà.

Đối với COVID-19, trong tháng 3/2023 cả nước ghi nhận ghi nhận 384 ca (giảm 8,6% so với tháng 2), tuy nhiên hiện số ca mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. 

Cụ thể, trong 7 ngày qua (từ ngày 6/4 đến ngày 12/4), cả nước ghi nhận 849 ca mắc mới, trung bình có 120 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 4,2 lần so với bảy ngày trước đó. 

Trong đó, nhóm tuổi từ 50 trở lên ghi nhận 262 ca (chiếm 30,9% số ca mắc mới). Riêng ngày 13/4, ghi nhận gần 500 ca mắc mới.

Theo Phó Cục trưởng Y tế dự phòng Nguyễn Lương Tâm cho biết, nguyên nhân tình hình dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta gia tăng thời gian qua là do tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thời tiết mưa ẩm, tình trạng chủ quan, lơ là, thiếu chủ động, quyết liệt xảy ra tại một số nơi...

Dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm dự báo diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới; các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.  Dịch COVID-19 hiện vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng cho biết, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2023, đề nghị các địa phương nhanh chóng xây dựng, tham mưu, trình UBND cấp tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là dịch COVID-19 để sớm có quyết định phê duyệt kinh phí cho công tác phòng chống dịch...

Chủ động tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; phối hợp với các đơn vị của Bộ Y tế trong giám sát, phòng chống, chẩn đoán điều trị bệnh truyền nhiễm.

Việc mua và xin tài trợ vaccine COVID-19 cũng như các vaccine của tiêm chủng mở rộng, Thứ trưởng khẳng định, đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế căn cứ vào nhu cầu đề xuất của địa phương gửi về. Thế nhưng có những thời điểm đơn vị chuyên môn đưa vaccine COVID-19 về tận cơ sở mà vẫn không có người nhận.

Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất bao nhiêu vaccine thì nhận đúng như thế. Cùng đó, một số tỉnh, thành tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi, trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi cần cố gắng để đạt tỷ lệ đề ra...

Liên quan đến công tác phòng chống dịch năm 2023, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm dịch y tế, theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch; đảm bảo công tác thu dung, điều trị để hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong.

Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn chủ động triển khai hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng vaccine để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong phòng, chống dịch./

 Châu Anh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Để chó chạy rông nơi công cộng, chủ vật nuôi hành hung người khác sẽ bị xử lý thế nào?

Những ngày qua, dư luận bức xúc trước sự việc người đàn ông bị chủ chó hành hung gây thương tích vì cản con chó không rọ mõm, thả rông tại sảnh chung cư... Nhiều người đặt câu hỏi hành vi đánh người gây thương tích; Thả chó không rọ mõm chạy rông nơi công cộng sẽ bị xử lý thế nào?

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/trong-mot-tuan-ca-nuoc-ghi-nhan-tren-800-ca-nhiem-covid-19-moi-d192524.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com