Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Truyền thống tôn sư trọng đạo giúp văn hóa Thăng Long - Hà Nội tỏa sáng

14/11/2021 09:24

Kinhte&Xahoi Đạo học, tình thầy trò là một trong những gốc rễ bồi đắp nên tri thức, tính cách, tâm hồn con người. Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến, chính vì thế truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được chúng ta gìn giữ, trân trọng suốt thời gian qua. Trong thời đại ngày nay, dù có một vài biểu hiện, một thời gian rất ngắn nào đó đạo thầy - trò có bị ảnh hưởng nhưng sau đó sớm được chấn chỉnh, trở lại thành nét tự hào của người Hà Nội.

Ở một góc độ nào đó, thầy cô giáo chính là cha mẹ thứ hai của chúng ta - cha mẹ trên phương diện tinh thần, người không sinh ra chúng ta nhưng góp phần định hình nên tri thức của mỗi học trò. Chính bởi thế, những câu chuyện về tình thầy - trò gắn bó vẫn là những tình cảm thiêng liêng trong trái tim mỗi người.

Thầy cô và mái trường luôn mang đến tình cảm thiêng liêng trong lòng mỗi người (Ảnh minh họa)

Như mọi miền đất nước, khi có chiến tranh, đặc biệt những giai đoạn ác liệt, bao lứa học sinh, sinh viên của Thủ đô xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Theo một thống kê, từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Đợt tuyển quân đông nhất là vào năm 1971. Hàng nghìn sinh viên bước vào năm học mới cũng là lúc nhận được giấy báo nhập ngũ. Ngày 6/9/1971, lễ xuất quân diễn ra ngay tại sân nhiều trường đại học. Giờ phút rưng rưng xúc động ấy bên cạnh bạn bè không thể thiếu thầy cô đưa tiễn. Bởi là người giáo viên, tuổi đời lớn hơn, thầy cô đã quá hiểu thế nào là chiến trường ác liệt. Nhìn những sinh viên đang tuổi học hành đi vào nơi có thể không có ngày về, tự hào đấy nhưng cũng rất thương xót.

Chính bởi vậy, nhiều người kể lại dọc đường hành quân từ Hà Nội vào miền Nam, những cánh thư của nhiều người vẫn đều đặn gửi về cho thầy cô, bạn bè ở trường đại học. Như thế để thấy, tình thầy trò đã trở thành nguồn động viên tinh thần, thành nỗi nhớ của những người sinh viên - anh lính trẻ khi ấy. Sau này, rất nhiều người đã ngã xuống, không trở về trường đại học viết tiếp ước mơ dang dở được nữa.

Kí ức về thầy hiệu trưởng Ngụy Như Kon Tum thực sự đã là nguồn động viên cho lứa những sinh viên ra trận ngày ấy. PGS. TS Phạm Thành Hưng từng viết về thầy của mình đầy xúc động trong lễ xuất quân như thế này: “Thầy có đôi mắt trong, cái nhìn ấm áp. Đôi môi hơi dày, cười không lộ răng nên tạo cảm giác hiền lành, đôn hậu. Thầy đứng trên đài cao nên ngay trên đầu thầy đã là lá cờ đỏ và nền trời xanh. Đang chính thu nên trời xanh lắm, chỉ có vài vệt mây trắng lang thang lướt trong gió sớm. Nếu khán đài dựng cao hoặc tôi đứng sát khán đài, hẳn sẽ thấy tóc thầy lẫn vào mây trắng”…

Sinh thời, cố nhà giáo Hoàng Xuân Tùy, nguyên Thứ trưởng Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nguyên Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội từng đề cập đến việc Nhà nước cần có hình thức động viên, khen thưởng nào đó đối với lớp sinh viên đại học xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Ông cũng hy vọng các trường có thể tổng hợp danh sách sinh viên ra trận qua các năm và số liệt sĩ hy sinh thời kỳ đó.

Sau đó, hết chiến tranh, đất nước bước vào thời kì khôi phục và phát triển. Khi kinh tế thị trường lên ngôi, có một khoảng thời gian ngắn các giá trị bị đảo lộn, trong đó có tình thầy trò.

Cũng có một thời gian ngắn, đó đây tại một vài gia đình, vài cá nhân vì nhiều lí do khách quan, chủ quan mà việc tri ân thầy cô, những nhà giáo trong lĩnh vực trồng người cao quý bị xao lãng hay thực hiện không phải xuất phát từ tâm. Thậm chí đã có một vài trường hợp giáo viên học sinh “cá mè một lứa”, gây ra một vài trường hợp hi hữu khiến dư luận bức xúc, gióng nên những hồi chuông báo động về đạo đức người thầy, ứng xử của trò.

Là một thành phố lớn, trong đó sẽ có nhiều hệ lụy về cơ chế thị trường nhưng người Hà Nội rất nhanh chóng đã nhận ra những nguy cơ và tự thay đổi mình. “Không thầy đố mày làm nên”, đó là đạo nghĩa từ ngàn đời và một lần nữa, người Hà Nội lại chiêm nghiệm, đúc rút để hướng mình đi đúng đường, hành xử đúng lối, tạo nên những giá trị làm người văn minh, hiện đại nhưng cũng thấm đẫm đạo lý.

Thời điểm hiện tại, khi những làn sóng nhỏ kia đã qua đi, nốt trầm trong việc “tôn sư trọng đạo” đã qua đi, đời sống khá giả, xã hội trọng kiến thức, giáo viên vẫn tiếp tục tận tâm trồng người thì tình cảm thầy - trò tiếp tục được xã hội quan tâm, xây dựng. Không nhất thiết phải là “đạo” theo lối phong kiến xưa, dù đạo nghĩa ấy ngàn đời ta đã thấm nhuần.

Cùng với việc triển khai Bộ quy tắc ứng xử trong trường học, tình cảm thầy, trò ngày càng được bồi đắp không chỉ bởi kỉ cương, trách nhiệm mà còn là lối ứng xử thân thiện, nhân văn. Học trò Hà Nội sẽ luôn biết ơn thầy cô và mái trường, nơi dìu dắt họ đến bến bờ tri thức.

Những ngày này, việc dạy và học online không làm giảm đi tình cảm giữa học trò và các thầy cô giáo. Dù chỉ nhìn nhau qua màn hình máy tính nhưng các con vẫn cảm nhận được rõ nét sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy cô qua từng hành động nhỏ. Không chỉ giáo viên mà các em học sinh cũng vô cùng nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè, nhớ thầy cô. Ai cũng mong đại dịch sớm qua đi để ngày ngày được đến với ngôi nhà thứ hai của mình.

Điều đó càng khiến cho truyền thống tôn sư trọng đạo được phát huy rõ nét trong thời hiện đại, mang đến một hình ảnh Hà Nội đầm ấm ân tình, coi trọng tri thức, vững bền gốc rễ làm người. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân giúp người Hà Nội tỏa sáng, đẹp và đậm đà văn hóa trong mọi hoàn cảnh.

Tin rằng, một ngày gần đây, cô trò sẽ lại được hân hoan trở lại trường, miệt mài trong việc giảng dạy và tiếp nhận tri thức và thỏa niềm ước ao sau bao ngày mong nhớ

Thúy Na - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/truyen-thong-ton-su-trong-dao-giup-van-hoa-thang-long-ha-noi-toa-sang-182906.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com