Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

'Tư cách nhà báo chỉ có một'

21/06/2020 14:55

Kinhte&Xahoi “Ngòi bút không chính trực thì không thể làm nghề một cách khách quan, tôn trọng sự thật, không đủ sức mạnh bảo vệ công lý và lẽ phải”, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Hồ Quang Lợi nói.

Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, giữ vững và nêu cao đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu hàng đầu, nóng bỏng đối với những người làm báo.

Hoạt động tác nghiệp của báo chí

Cam kết về tinh thần, trách nhiệm, bổn phận của người làm báo

Tháng 12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Trong 10 điều quy định về đạo đức nghệ nghiệp người làm báo, ông tâm đắc với điều nào nhất?

Điều nào cũng quan trọng trong 10 điều quy định đó, nhưng tôi thấy có một điều gắn trực tiếp với thời đại truyền thông kỹ thuật số. Đó chính là Điều 5 nói về nhà báo phải “chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”.

Thực tế ngày càng cho thấy rõ những vấn đề mới nảy sinh do môi trường truyền thông số đã tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới hoạt động báo chí, đòi hỏi chúng ta phải có những công cụ để định hướng làm nghề và góp phần quản lý hoạt động báo chí hiệu quả hơn.

Khi ban hành Điều 5 cũng có người hỏi thế nào là "chuẩn mực", thế nào là "trách nhiệm". Vì cũng đã có cách hiểu khác nhau, cho nên Hội Nhà báo thấy cần phải tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa Điều 5. Chính vì thế, vấn đề này đã được đưa ra thảo luận trong các cấp Hội Nhà báo, trong các cơ quan báo chí để xây dựng Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam bao gồm 4 điều nên làm và 8 điều không được làm khi tham gia mạng xã hội. Một năm rưỡi thực hiện bản quy tắc này cho thấy kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Đã "chuẩn mực" và "trách nhiệm" hơn, ý thức xây dựng rõ hơn, các biểu hiện tiêu cực, vi phạm giảm bớt rõ rệt.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Hồ Quang Lợi

10 quy định đạo đức nghề nghiệp này đi vào cuộc sống đã được hơn ba năm, ông thấy đời sống báo chí chuyển biến như thế nào?

Có thể nói hai văn bản về đạo đức nghề báo và quy tắc sử dụng mạng xã hội là các hướng dẫn quan trọng, trở thành cam kết thiêng liêng của người làm báo đối với hoạt động nghề nghiệp.

Đây là cam kết về tinh thần, trách nhiệm, bổn phận và sứ mệnh của những người làm báo và đã có hiệu ứng tốt, chuyển biến rõ rệt. Chúng ta thấy 10 điều quy định đạo đức hướng hoạt động báo chí theo những điều tích cực để từ đó khích lệ tinh thần cống hiến, tinh thần phục vụ cộng đồng, đất nước, nhân dân của những người làm báo.

Trên thực tế, những năm qua, xuất hiện nhiều nhà báo tiêu biểu, có cống hiến xuất sắc, trở thành tấm gương sáng trong hoạt động nghề nghiệp. Nhờ những nhà báo như vậy, một đội hình báo chí vững mạnh như thế, báo chí mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Những lĩnh vực nào trọng yếu, nơi nào khó khăn, gian khổ, cấp bách thì báo chí đều có mặt, và ở đó, rất nhiều nhà báo thể hiện tinh thần dấn thân, tinh thần cống hiến rất đáng cảm phục để có những tác phẩm báo chí chất lượng cao.

Chúng ta thấy trong sinh hoạt của các cấp hội, các cơ quan báo chí, vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn được nhấn mạnh để vừa biểu dương, tôn vinh những người làm tốt và cũng nhắc nhở những người làm chưa tốt. Cho nên gần như lúc nào người làm báo cũng ý thức được trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân khi làm nghề.

Tôi nghĩ việc nhắc nhở, giáo dục là rất cần thiết, nhưng ý thức tự giác để điều chỉnh của bản thân người làm báo là vô cùng quan trọng. Bởi vì, chúng ta biết rằng có những vấn đề luật pháp không cấm nhưng đạo đức thì không cho phép. Luật pháp có thể chỉ ra những điều không được làm nhưng khó có thể bao quát được tất cả các vấn đề, nhất là đối với các hành vi cụ thể, âm thầm, lắt léo. Lúc đó, chỉ có người làm báo đối diện với chính mình, chỉ có sự lay động về đạo đức, ý thức tự giác mới điều chỉnh, nhắc nhở người làm báo nên làm hay không nên làm, làm ở mức độ nào... Những điều đó cần thấm sâu trong hoạt động nghề nghiệp, trở thành đạo để làm nghề báo.

Mạng xã hội không phải bóng đêm

Trước khi ban hành quy tắc sử dụng mạng xã hội, ông có đề cập về tình trạng một số nhà báo "hai mặt", trên báo thì nói khác, lên mạng xã hội thì nói khác. Theo ông, hiện tình trạng này đã được khắc phục chưa?

Tôi xin khẳng định, tư cách nhà báo chỉ có một thôi. Ở trên mạng xã hội hay trên tờ báo chính thức, người làm báo chỉ có một tư cách. Cho nên không thể có chuyện ở trên tờ báo anh phát biểu thế này mà ở trên mạng xã hội anh lại phát biểu khác, trái với quan điểm đường lối chung của Đảng, Nhà nước, phát biểu trái với chỉ đạo của ban biên tập, vì cho rằng trên mạng xã hội anh chỉ là một cư dân nên có thể phát biểu thoải mái. Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo không cho phép làm thế. Chính trực hay không là ở chỗ này. Mạng xã hội không phải bóng đêm để anh lẻn vào đấy muốn nói gì thì nói.

Ở trên mạng xã hội, tư cách nhà báo, sự chính trực của nhà báo luôn luôn phải tỏa sáng, luôn luôn phải được thể hiện. Đã từng xảy ra chuyện nhà báo “hai mặt”, tổ chức hội cùng các cấp có trách nhiệm đã có những uốn nắn. Và tôi thấy rất đáng mừng là các hiện tượng “hai mặt” đã bớt đi rất nhiều.

Theo ông, trong thời đại hiện nay, đâu là phẩm chất cần thiết nhất của một nhà báo ngoài “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” như vẫn thường nói?

Theo tôi, ở bất kỳ thời kỳ nào thì “trung thực, khách quan, công tâm, tôn trọng sự thật” vẫn là những yếu tố có tính nguyên tắc khi hoạt động nghề báo. Để làm được điều đó đòi hỏi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ và có đạo đức nghệ nghiệp trong sáng.

Báo chí có trách nhiệm bảo vệ công lý và lẽ phải, cho nên nhà báo phải dũng cảm và dấn thân. Đã nói đến báo chí là nói đến tinh thần chiến đấu, đi đến cùng, làm rõ sự thật, bảo vệ sự thật và phải gắn liền với tính nhân văn.

Chúng ta không thể phơi bày mọi thứ lên mặt báo bất chấp số phận của ai đó. Tôi nghĩ nhà báo là người dũng cảm và nhân văn.

Báo chí phải giữ được niềm tin với xã hội

Thực tế cho thấy, một số nhà báo đã không thể giữ được “bút sắc, lòng trong, tâm sáng”, tham gia“đánh đấm”, viết nên những bài báo “sặc mùi” tiền hay như giới báo chí vẫn thường gọi “nhà báo đếm tầng”, “đội IS”. Ông suy nghĩ gì về tình trạng này và làm sao để đội ngũ những người làm báo được trong sạch, vững mạnh, được bạn đọc tin cậy hơn?

Phải nhìn nhận là trong “làng báo” vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Họ làm tổn thương danh dự của những người làm báo chính trực, làm mai một uy tín của báo chí. Có những nhà báo hoặc mang danh nhà báo, những người lợi dụng nghề nghiệp, tuy mang danh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nhưng thực chất là có những hành động tiêu cực. Đó chính là tiêu cực đi chống tiêu cực, là hiện tượng rất nguy hại trong giới báo chí.

Nhiều người làm báo cảm thấy báo chí có quyền lực và khi ngộ nhận về quyền lực thì dễ sử dụng quyền lực ấy một cách sai trái. Một số nhà báo ảo tưởng về nghề nghiệp, lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi đánh hội đồng, dọa dẫm, ép doanh nghiệp.

Báo chí có quyền lực thực sự nhưng quyền lực đó là do nhân dân, xã hội trao cho. Đã có người cảnh báo “quyền lực đen” trong báo chí. Vì vậy, chúng ta phải phát hiện và ngăn chặn, không để báo chí đánh mất vai trò của mình, trở thành công cụ cho những mục đích sai trái, gây hại cho xã hội.

Từng tòa soạn nên cụ thể hóa quy định đạo đức nghề báo bằng bộ quy tắc của riêng mình để các nhà báo khi hành nghề phải thực hiện đúng những gì đã cam kết, tránh xa những điều có thể bị cám dỗ.

Phóng viên Trần Sơn Bách, Báo điện tử VietnamPlus lội hàng cây số để vào khu Mông Dương, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) đang bị ngập trong hàng mét bùn sau lũ. Ảnh: H.Q

95 năm là một chặng đường dài và nhiều vinh quang của những người làm báo. Để những người làm báo hiện nay vững vàng tiếp bước và làm vẻ vang thêm truyền thống đó, theo ông, những người làm báo hiện nay cần lưu tâm đến những điều cốt lõi nào?

Xã hội đang sống trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, luôn luôn tiếp nhận những thông tin đa dạng, phức tạp, kể cả thông tin xấu độc... thì chính lúc này các nhà báo phải thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình.

Tôi nghĩ, niềm tin của xã hội đối với báo chí là vấn đề sống còn. Điều đó chỉ có khi chúng ta xây đắp được niềm tin xã hội, công chúng luôn nhìn thấy trong báo chí ánh sáng của văn hóa, của đạo đức. Chỉ có thế người ta mới tôn trọng, mới đặt niềm tin vào báo chí.

Thực tế, nhân dân vẫn đặt niềm tin vào báo chí, trao cho báo chí trách nhiệm rất vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề. Chúng ta chỉ có thể hoàn thành trách nhiệm đó với đất nước, nhân dân khi đội ngũ người làm báo vững vàng bản lĩnh chính trị, tinh thông nghề nghiệp, đặc biệt nêu cao đạo đức nghề nghiệp.

Tôi xin chúc các đồng nghiệp yêu quý dồi dào năng lượng và cảm hứng sáng tạo, tâm thế làm nghề trong sáng để báo chí thực sự là tấm gương soi xã hội, báo chí thực hiện tốt sứ mệnh phụng sự xã hội, đất nước và nhân dân.

Xin cảm ơn ông!

Nội dung 10 quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Bản quyền và các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.

Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.

Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người.

 
 

 Thu Hằng  - Trần Thường

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Theo VietNamNet/Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/tu-cach-nha-bao-chi-co-mot-d127620.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com