Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Túi an sinh giống như gói ân tình trong cao điểm chống dịch

23/08/2021 09:07

Kinhte&Xahoi Tình hình dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh vẫn ở mức độ căng thẳng. Minh chứng cho điều này không chỉ nằm ở số ca nhiễm mới và số trường hợp tử vong, mà còn ở tỉ lệ F0 xuất hiện khá cao trong cộng đồng. Bên cạnh túi thuốc điều trị, thì túi an sinh cũng được trao cho những bệnh nhân F0 tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Người dân sinh sống trong các khu nhà trọ nhận được quà tặng từ các đơn vị, Mặt trận, đoàn thể địa phương.

Dữ liệu thống kê vài ngày gần đây cho thấy ca F0 trong cộng đồng chiếm đến 72% số ca nhiễm mới. Đặc biệt, tại quận Bình Thạnh có ca F0 trong cộng đồng chiếm tỉ lệ gần 90%, còn huyện Hóc Môn có F0 trong cộng đồng chiếm tỉ lệ 98%. Phó Giáo sư- Tiến sĩ Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, đưa ra góc nhìn chuyên môn: “Tôi cho rằng một tháng tới là cơ hội để TP. Hồ Chí Minh (HCM) thực hiện các giải pháp nhằm tiến tới dần kiểm soát được dịch, chứ chưa thể đưa dịch về số 0 hoặc trạng thái bình thường mới được. TP.HCM vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm và triệt để. Như thời gian qua TP.HCM có chỗ giãn cách chưa nghiêm, vẫn có nhiều người dân đi lại, điều này rất nguy hiểm. Bởi nguyên tắc của giãn cách là để cắt đứt người bệnh tiếp xúc người lành; cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, đặc biệt là biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh. TP.HCM hiện có rất nhiều vùng với mức độ lây nhiễm khác nhau. Nhưng tôi vẫn phải nhắc lại một lần nữa là ngoài việc dập dịch quyết liệt ở "vùng đỏ", cần phải bảo vệ được "vùng xanh". Rồi "vùng vàng", "vùng da cam" cũng phải trở về vùng "xanh", phải có đáp ứng chống dịch phù hợp với từng vùng. Ví dụ "vùng đỏ" phải ưu tiên công tác điều trị, giảm tử vong; "vùng xanh" phải ưu tiên cho việc không để dịch xâm nhập lây lan vào, hoặc có ca bệnh phải ngăn chặn không để bùng phát bằng việc xét nghiệm bóc tách F0… Nếu chỉ chú ý "vùng đỏ" mà bỏ quên "vùng xanh" thì chẳng mấy chốc "vùng xanh" lại chuyển thành "vùng đỏ". Và nếu việc này tiếp diễn sẽ không thể nào kiểm soát dịch toàn thành phố được”.

Tỉ lệ ca F0 trong cộng đồng rất đáng báo động. TP.HCM được phép thử nghiệm điều trị F0 tại nhà khi hệ thống y tế đã quá tải. Tuy nhiên, để giảm ca F0 trong cộng đồng thì TP.HCM buộc phải áp dụng biện pháp xét nghiệm toàn bộ cư dân đô thị từ nay cho đến 15/9. Triển khai xét nghiệm sẽ nhanh chóng phát hiện được F0, và công việc tiếp theo là chăm sóc F0 tại nhà như thế nào. Một kế hoạch mới được kiến nghị, nếu phát hiện F0 ở nhà nào, tổ chức khoanh luôn ngôi nhà đó, đồng thời phát túi thuốc điều trị và túi an sinh dùng trong một tuần cho người bệnh. Thế nhưng, để có được kết quả như Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long gợi ý “xét nghiệm tại chỗ, chăm sóc tại chỗ và an sinh tại chỗ sẽ góp phần làm giảm lây nhiễm, giúp hạn chế chuyển tình trạng nặng” thì phải cần động thái tích cực hơn.

Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long

Tiến sĩ Giáp Văn Dương nhận định: “Khâu yếu nhất chính là những người lao động tự do, những người bị mất việc làm, mất sinh kế, hiện phải xoay sở để tồn tại mỗi ngày. Cần giảm thủ tục hành chính, tăng tốc hỗ trợ. Thà hỗ trợ nhầm còn hơn bỏ sót. Như thế, nhóm người này sẽ không phải tìm cách ra đường để mưu sinh. Việc chống dịch sẽ tốt hơn. Kinh tế cũng sẽ hồi phục nhanh hơn sau đại dịch. Người dân không bị bỏ rơi sẽ hợp tác chống dịch. Người lao động được dưỡng sức sẽ có niềm tin và sẵn sàng tham gia hoạt động kinh tế ngay sau đại dịch. Dòng tiền luân chuyển sẽ kích cầu và tạo ra sinh khí cho nền kinh tế ở ngay những nơi cần thiết nhất. Các chi phí không cần thiết như chi di duyển, xét nghiệm, cách ly khi về quê… cũng sẽ được cắt giảm”.

Để chăm sóc F0 tại nhà, thì người bệnh được hỗ trợ hai thứ: túi thuốc điều trị và túi an sinh. Xin đừng vô tư nhầm lẫn hoặc cố ý ngộ nhận hai món quà ấy chỉ là một, và nhập nhèm tên gọi chung “túi thuốc an sinh”. Túi thuốc điều trị mà mỗi bệnh nhân F0 nhận được bao gồm các loaị thuốc giảm đau, hạ sốt, các thuốc vitamin tổng hợp, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, còn có nước nước súc họng, nước muối sinh lý, khẩu trang. Mỗi túi thuốc được kèm theo tờ phiếu hướng dẫn sử dụng cụ thể. Còn túi an sinh là gì? Túi an sinh là dinh dưỡng cần thiết để tăng cường thể trạng cho bệnh nhân F0 nhằm khống chế virus corona. Túi an sinh nhất định phải có lương thực, thực phẩm cụ thể như gạo, mắm, dầu, rau, củ… Nói cách khác, túi an sinh chính là khẩu phần mà bệnh nhân F0 ở nhà được thụ hưởng giống như khi vào bệnh viện dã chiến.

Sau chuỗi ngày dài giãn cách, nguồn lực tài chính của một bộ phận không nhỏ người dân tại TP.HCM đã vơi cạn. TP.HCM đã tung ra nhiều gói hỗ trợ khẩn cấp, và đang triển khai hỗ trợ cho 2,5 triệu người nghèo (mỗi người 1 triệu đồng và 10 kg gạo), cũng như có thêm kế hoạch để cứu đói cho khoảng 4,7 triệu người. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay đừng nên soi xét bệnh nhân F0 có phải đối tượng yếu thế cần chi viện để cải thiện bữa cơm hay không. Lực lượng hỗ trợ chống Covid-19 khi trao túi thuốc điều trị thì hãy trao luôn túi an sinh cho bệnh nhân F0 yên tâm tự chăm sóc tại nhà. Không cần nghi ngại tặng túi an sinh cho ai đó giống như “gánh củi về rừng”, chắc chắn người nào vẫn ổn về kinh tế sẽ lịch sự cảm ơn và xin từ chối để nhường phần đến người chật vật hơn. Túi an sinh chính là gói ân tình mà đồng bào dành cho nhau giữa nguy nan Covid-19.

Các bệnh viện công điều trị bệnh nhân Covid-19 đang gặp rất nhiều khó khăn vì số bệnh nhân tăng.

Tỉ lệ F0 trong cộng đồng liên tục xuất hiện khiến không ít người hoang mang về khả năng mình cũng bất ngờ bị dương tính với virus corona. Bác sĩ Trương Hữu Khanh tư vấn: Cho dù bạn có nắm rõ mọi triệu chứng của bệnh Covid-19, vẫn phải nhớ trong căn bệnh này vẫn có thể có rất nhiều người mắc bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, lướt qua mà không hay, có thể chiếm tới 60%-70% các F0. Vì vậy, dù người đối diện bạn có khỏe mạnh tuyệt đối, cũng chưa chắc họ không phải là F0. Cho nên câu trả lời là không có cách nào nhận diện chắc chắn ai là F0 trong một đám đông bạn bước vào, cũng như chính bạn cũng khó biết mình có phải là F0 hay không nếu vẫn ra ngoài, vẫn đi làm. Nếu bạn không tuân thủ chặt Chỉ thị 16, vẫn nói chuyện với hàng xóm, vẫn giao tiếp với bạn bè, qua nhà họ hàng thăm viếng..., nguy cơ bạn là F0 hay tiếp xúc với F0 càng cao.

Nếu vẫn phải đi làm, phải ra đám đông, bạn cần làm gì? Đầu tiên là nghiêm túc thực hiện 5K, trong đó ngoài khẩu trang nên thêm kính che giọt bắn. Nếu bạn đang thực hiện các công việc thiện nguyện, phải đi vào khu vực nguy hiểm, nhớ bảo hộ đúng, tuân thủ đúng các thao tác được ngành y tế hướng dẫn. Tất cả vừa bảo vệ bạn khỏi nguy cơ từ cộng đồng, vừa bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ từ bạn. Nếu phải ra ngoài, khi về nhà, nên hạn chế tiếp xúc với người thân, nhất là khi nhà bạn có đối tượng nguy cơ: cha mẹ già, người có bệnh nền. Tạm thời mỗi người một mâm cơm riêng, vì khi ăn chung rất dễ lây, hạn chế tham gia mọi sinh hoạt cùng gia đình. Về đến nhà nên rửa tay, tắm rửa, thay quần áo trước, rồi làm gì thì làm. Ngược lại nếu bạn sống một mình hoặc cả gia đình bạn không ai ra ngoài đã lâu, khi nhận hàng bảo đảm nguyên tắc người giao đặt ở một vị trí trung gian, họ đi rồi bạn mới ra lấy, có đeo khẩu trang, rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào món hàng...; đừng vội hoảng hốt nếu tự dưng người mệt mệt.

Bên cạnh đó, đừng quá chủ quan vào kết quả của tờ giấy xét nghiệm mà nghĩ rằng bản thân đang an toàn tuyệt đối. Mọi xét nghiệm âm tính đều chỉ có giá trị vào thời điểm đó, cho bạn biết từ lúc đó trở về trước, bạn chưa bệnh hoặc bệnh mà đang ủ, chưa lây được cho ai. Nên nếu như chỉ ở nhà thì không cần lo lắng mua cả mớ xét nghiệm về làm liên tục, còn nếu đã ra ngoài thì cho dù xét nghiệm rồi vẫn nên tự nhắc nhở mình là người có nguy cơ./.

Tâm Huyền - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tui-an-sinh-giong-nhu-goi-an-tinh-trong-cao-diem-chong-dich-174566.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com