Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Tưởng 'thần dược' cho làn da, nhiều cư dân mạng lĩnh hậu quả nặng nề do kem trộn

07/11/2019 11:27

Kinhte&Xahoi Gần đây, liên tiếp những bài "bóc phốt" về loại "thần dược" mang tên kem trộn xuất hiện trên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng xôn xao, đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những chị em ham rẻ, ham làm đẹp cấp tốc bằng kem trộn.

Điểm chung của những loại “thần dược” mang tên kem trộn đó là kích da trắng bật tone dễ thấy và khiến da có vẻ căng bóng, đẹp hơn trước chỉ sau vài ngày. Nhưng chỉ cần ngưng sử dụng, làn da sẽ có hiện tượng ngứa rát, ửng đỏ và lên chi chít mụn nước.

Quảng cáo rầm rộ, tấp nập người mua

Những người kinh doanh kem trộn hiện nay cũng đã biết tận dụng sức ảnh hưởng của truyền thông, cũng như mạng xã hội để quảng cáo cho sản phẩm của mình như livestream bán hàng, chạy fanpage quảng cáo, hay chiêu trò thuê người phản hồi tốt về sản phẩm để tạo lòng tin cho người dùng...

Để sản phẩm tới được với khách hàng, có người còn gán cho sản phẩm những mỹ từ như “kem face”, “cao cấp” và những hứa hẹn về công dụng: “trắng thật không trắng ảo”. Thậm chí, là “kem trộn thủ công”, “tự nấu”, được sử dụng với công thức “độc quyền”, “gia truyền”, “công thức spa” còn được bỏ thêm những thành phần "dị" như “bột huỳnh quang để làm trắng da”... để tạo chiêu trò câu khách.


Họ còn tự thoa kem lên da để chứng minh khả năng làm trắng da thần tốc của “sản phẩm nhà làm”. Lố bịch hơn, nhiều fanpage chuyên bán nguyên liệu làm kem trộn vẫn hoạt động tấp nập trên mạng xã hội Facebook.


Để thổi phồng thương hiệu kem trộn của mình, nhiều người còn phân biệt giữa kem trộn và kem “gia công”.

Các chủ shop cũng không ngần ngại đăng tải clip “kem trộn nhà làm”. Công thức chung của những chủ shop để tạo ra hũ kem trộn làm trắng da thần tốc, đó là nhiều thành phần hóa học chưa được kiểm chứng được trộn với nhau trong các thau, chậu lớn, rồi sau đó sử dụng máy đánh trứng trộn đều các thành phần này lại với nhau.

Trắng thật và hệ lụy cũng rất thật!

Ham hố vì giá thành rẻ cùng khả năng kích trắng bật tone ngay lập tức khiến nhiều người đua nhau mua, dù biết rõ quy trình làm ra một hũ kem không có gì sạch sẽ và không đảm bảo về độ an toàn vì tất cả các nguyên liệu hầu như đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Nhiều người thừa nhận rằng, sau khi thoa những sản phẩm kem trộn này da đều rất mướt và đẹp lên trông thấy. Nhưng chỉ cần ngưng sử dụng là ngay lập tức làn da sẽ gặp hiện tượng nổi mẩn và mụn mủ, luôn có cảm giác châm chích, ngứa rát trên mặt.

Gương mặt biến dạng của một nạn nhân tên H.V khi “lỡ dại” nghe theo bạn dùng kem trộn, rượu thuốc để làm đẹp.

Đây chỉ là một vài trường hợp được đăng tải trên mạng xã hội để cảnh tỉnh người khác. Câu chuyện về việc dùng kem trộn để có làn da trắng nõn không tì vết hay thoa kem trộn để trị mụn… đã không quá xa lạ, nhưng vẫn có nhiều người lao vào mua, bất chấp sự an toàn cho sức khỏe làn da của mình, để rồi nhận cái kết cay đắng.

Nạn nhân của kem trộn đa phần là nữ giới với tâm lý muốn được đẹp và trắng nhanh chóng chỉ sau vài ngày (ảnh: Nạn nhân H.O)

Nhận định của chuyên gia da liễu về kem trộn

Liên quan đến vấn đề này, TS Lê Hữu Doanh (Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) đã có những chia sẻ về vấn đề kem trộn trên báo Trí Thức Trẻ: "Về mặt khoa học, những loại kem trộn, kem tự chế theo bất cứ công thức nào đó là hoàn toàn sai lầm để bôi lên da. Khi tạo ra một sản phẩm cũng cần thử nghiệm trên động vật trước, sau đó mới thử nghiệm lâm sàng trên người, khi có kết quả tốt thì sản phẩm mới được công nhận và bán trên thị trường. Vì vậy, để làm ra một công thức kem bôi da hoặc gel dưỡng da, các nhà khoa học phải tiến hành một quá trình nghiên cứu lâu dài về thành phần, sự kết hợp, tương tác của các thành phần với nhau”.

Việc dùng kem trộn không chỉ khiến da nổi mụn mà việc điều trị, khôi phục làn da trở lại như ban đầu là điều vô cùng khó, ở những bệnh nhân nặng thường sẽ phải đối mặt với các triệu chứng phù nề, còn ở một số người, việc sử dụng kem trộn còn có thể gây tổn thương sâu trên da như vết loét, thậm chí là để lại sẹo.

Để điều trị cho bệnh nhân từng dùng kem trộn, kem thuốc chứa corticoid, bác sĩ phải căn cứ cụ thể vào từng mức độ tổn thương, thể bệnh để có những phác đồ điều trị riêng. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương của làn da.

Nhận định về thành phần trong các loại kem trộn kém chất lượng, bác sĩ Hoàng Văn Tâm - Giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y Hà Nội cho biết trên báo Dân trí: "Tùy theo mục đích sử dụng mà các loại mỹ phẩm này sẽ được trộn thêm các thành phần khác nhau".

Bác sĩ Hoàng Văn Tâm - Giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Dân trí

“Trên thực tế, nhiều thành phần hóa chất kể trên được sử dụng trong các loại thuốc chữa bệnh về da, các sản phẩm mỹ phẩm chính hãng, điển hình như: Hydroquinone, vitamin A acid, salicylic. Tuy nhiên, hàm lượng của chúng luôn được kiểm soát ở ngưỡng cho phép. Ngược lại, để thần thánh hóa công dụng của kem trộn, người sản xuất sẽ tăng hàm lượng của các chất này lên gấp nhiều lần giới hạn an toàn với sức khỏe”, bác sĩ Tâm cho biết.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: GĐ&PL

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com