Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Ứng phó kịp thời tình huống có người nhiễm COVID-19 khi tham gia giao thông

06/01/2022 10:03

Kinhte&Xahoi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không để tình trạng hành khách không có phương tiện về quê trong dịp Tết; Ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh tình huống có người nhiễm COVID-19 tại các đầu mối giao thông và trên các phương tiện vận tải công cộng...

Sáng 6/1, tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Ủy ban ATGT quốc gia phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ ra quân Năm An toàn giao thông (ATGT) 2022 và cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa lễ hội xuân năm 2022.

Tham dự lễ phát động có các đồng chí: Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng các đồng chí lãnh đạo của Ủy ban ATGT quốc gia và các Bộ, ngành Trung ương, địa phương.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu phát động lễ ra quân

Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

 Phát động lễ ra quân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia Phạm Bình Minh cho biết, năm 2021, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã tác động nhiều mặt đến công tác bảo đảm TTATGT song dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, tình hình TTATGT tiếp tục có chuyển biến tốt; Số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông đều giảm sâu so với cùng kỳ năm 2020.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ lưu ý theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2022 và có thể là một vài năm tới, tình hình dịch COVID-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của những biến chủng mới. Điều này đòi hỏi tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải có chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19 để nhanh chóng phục hồi và từng bước phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện “bình thường mới”.

Vì vậy, năm 2022, Ủy ban ATGT quốc gia đã xây dựng kế hoạch Năm ATGT 2022 với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Kế hoạch với 4 mục tiêu: Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; Hàng năm giảm tai nạn giao thông từ 5-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh; Không để lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong hoạt động giao thông vận tải.

Ủy ban ATGT quốc gia cũng đã xây dựng 8 nhóm giải pháp trọng tâm, định hướng chung để các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT quốc gia và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị và địa phương mình.

Ứng phó kịp thời tình huống có người nhiễm COVID-19 khi tham gia giao thông

 Nhấn mạnh, chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhu cầu đi lại của Nhân dân tăng cao, tình hình giao thông sẽ diễn biến phức tạp; Để bảo đảm trật tự ATGT cho Nhân dân đón Tết cổ truyền, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Ủy ban ATGT quốc gia, các Bộ, ngành, đoàn thể và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các nhiệm vụ trong Công điện số 1725 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm TTATGT trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và lễ hội xuân 2022.

Trong đó, các đơn vị đặc biệt quan tâm chỉnh trang, hoàn thiện, bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng giao thông gắn với tổ chức tốt công tác vận tải hàng hóa, hành khách; Bảo đảm an toàn giao thông, an toàn phòng dịch; Không để bất kỳ người dân nào không thể về ăn Tết với gia đình do thiếu phương tiện vận tải.

Các đơn vị tăng cường tuần tra kiểm soát, kiên quyết, kiên trì xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về TTATGT, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn khi lái xe và không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; Không vì Tết mà nể nang, xuê xoa.

Tuyệt đối không để hành khách không có phương tiện về quê trong dịp Tết

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại Lễ ra quân

Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu các đơn vị liên quan ngay sau lễ ra quân tập trung thực hiện kế hoạch của UBND TP về thực hiện công tác bảo đảm TTATGT…

Chủ tịch UBND TP giao Công an TP, Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông đến hết ngày 14/2/2022; Bảo đảm tuân thủ tuyệt đối các quy định về phòng dịch COVID-19 đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ và người dân.

Các đơn vị tập trung kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; Khẩn trương hoàn thành nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường đô thị và trả lại lòng đường phục vụ giao thông trước ngày 23/1/2022 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Công an TP Hà Nội diễu hành hưởng ứng lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2022

Sở Giao thông vận tải, Tổng Công ty vận tải Hà Nội và các doanh nghiệp vận tải hoạt động trên địa bàn thành phố có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, bảo đảm an toàn giao thông và phòng dịch COVID-19; Tuyệt đối không để tình trạng hành khách không có phương tiện về quê trong dịp Tết; Ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh tình huống có người nhiễm COVID-19 tại các đầu mối giao thông và trên các phương tiện vận tải công cộng...

 Huy Dương - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ung-pho-kip-thoi-tinh-huong-co-nguoi-nhiem-covid-19-khi-tham-gia-giao-thong-187346.html?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com