Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Vỉa hè bị tái lấn chiếm, người đi bộ phải xuống lòng đường

22/08/2022 14:06

Kinhte&Xahoi Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, vỉa hè trên nhiều tuyến phố tiếp tục bị tái lấn chiếm trở lại. Cùng với đó, hiện đang là thời điểm vào mùa kinh doanh bánh Trung thu nên nhiều hàng quán ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè khiến người đi bộ không còn chỗ, phải đi xuống lòng đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.

Vẫn còn tình trạng vỉa hè bị “xẻ thịt”

 Thời gian gần đây, tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên nhiều tuyến phố lại tái phát trầm trọng hơn. Ghi nhận của phóng viên tại các tuyến phố như: Phùng Hưng, Đê La Thành, Đinh Liệt (quận Hoàn Kiếm); Cầu Giấy, Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy)... tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, bán hàng nước, "kiêm" luôn chỗ để xe khá phổ biến khiến cho người đi bộ không còn khoảng không nào để đi.

Tại phố Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy), chỉ có một đoạn vỉa hè ngắn mà hàng chục gian hàng bày bán bánh Trung thu san sát nhau, chiếm đến một nửa diện tích vỉa hè, nửa còn lại là hàng cây. Người đi bộ qua đây phải lách qua người mua hàng, xe máy, các gian hàng hoặc lựa chọn xuống lòng đường để đi.

Đường La Thành hai bên vỉa hè từ lâu trở thành nơi để đồ nội thất của các hộ kinh doanh buôn bán

Tương tự, tại tuyến đường Cầu Giấy có mật độ phương tiện cao, kể cả không phải giờ cao điểm nhưng vỉa hè đã bị xe máy, sạp hàng gần như chiếm hết. Người đi bộ buộc phải hòa mình vào dòng xe cộ, đi xuống dưới lòng đường.

Còn tuyến đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, gara ô tô xếp xe tràn hết vỉa hè. Dù có biển cấm nhưng hàng loạt xe ô tô vẫn ngang nhiên nối đuôi nhau đỗ dưới lòng đường. Thậm chí có nơi biển cấm một bên thì đỗ bên còn lại. Người đi bộ không chỉ mất vỉa hè mà kể cả xe cộ đi lại cũng mất một phần lòng đường.

Tại phố Đinh Liệt (quận Hoàn Kiếm) người đi đường không còn phân biệt được đâu là vỉa hè do bị phủ kín bởi hàng hóa. Chị Cấn Thị Thu Trà thường xuyên qua lại tuyến phố này bức xúc nói: "Cả tuyến đường ngắn bị hộ kinh doanh bày biện hàng hóa, nhiều khi mình luồn lách đi bộ lên vỉa hè còn bị chủ hộ kinh doanh mắng. Đi bộ dưới lòng đường, xe máy, ô tô chạy qua sát người, rất nguy hiểm".

Vỉa hè được chiếm dụng làm nơi kinh doanh quán nước

Tháng 4/2008, Hà Nội đã ban hành Quyết định 20 của UBND về việc quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố; Trong đó có quy định cụ thể nội dung quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.

Khi sử dụng hè phố, lòng đường vào mục đích khác phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đúng các quy định của UBND thành phố. Công tác phân cấp rõ ràng để quy trách nhiệm cho từng đơn vị nhưng vỉa hè vẫn bị "xẻ thịt".

Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm

 Mới đây, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Công an thành phố, các quận huyện thường xuyên tổ chức đợt cao điểm xử lý trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, gây mất mỹ quan đô thị.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội được giao nhiệm vụ phối hợp với các quận, huyện thường xuyên rà soát việc phân luồng, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, hướng dẫn giao thông; Khuyến khích đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe tập trung, bãi đỗ xe ngầm, giảm thiểu tình trạng đỗ xe sai quy định.

Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng, đường, vỉa hè

Ngoài ra, UBND thành phố còn yêu cầu các đơn vị, địa phương kiên quyết xử lý phương tiện lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, dừng, đỗ xe sai quy định, các điểm trông giữ phương tiện tự phát.

Về công tác quản lý trật tự xây dựng, Sở Xây dựng cùng UBND các quận, huyện nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý; Đồng thời kịp thời phát hiện, xử lý trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ nhưng buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Thành phố Hà Nội sẽ kiên quyết không điều chỉnh quy hoạch theo đề nghị của chủ đầu tư khi chưa nghiên cứu, rà soát, báo cáo về sự phù hợp quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; Không xem xét đề xuất điều chỉnh dự án, tham gia đấu giá, đấu thầu để thực hiện dự án đầu tư khác đối với các chủ đầu tư vi phạm các quy định của pháp luật.

UBND các quận, huyện, thị xã, Ban Quản lý dự án thuộc UBND thành phố kiên quyết không để phát sinh các trường hợp nhà, đất thuộc diện siêu mỏng, siêu méo tại hai bên tuyến đường, nhất là đối với các tuyến phố mới, các dự án mở đường.

Việc sử dụng vỉa hè đã từng được lãnh đạo thành phố Hà Nội quan tâm và thực hiện nhiều chiến dịch để trả lại cho người đi bộ. Tuy nhiên, lâu nay tình trạng này lại diễn ra trên khắp các tuyến phố, ngõ nhỏ. Đã đến lúc, thành phố cần có chiến dịch để lập lại trật tự đô thị, không để trung tâm Thủ đô lại có những diễn biến nhếch nhác, mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị như thế.

 Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/via-he-bi-tai-lan-chiem-nguoi-di-bo-phai-xuong-long-duong-204023.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com