Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Vụ Forviet quảng cáo sữa như "thần dược" chữa "bách bệnh": Những bí mật "động trời" về nhà máy sản xuất Hamico

24/10/2019 14:59

Kinhte&Xahoi Các sản phẩm sữa do Công ty Hamico sản xuất lại được đặt đúng nhà máy của Công ty Vinanusoy từng bị Thanh tra xử phạt và thu hồi 23 sản phẩm.

Liên quan đến hàng loạt các sản phẩm thực phẩm và các sản phẩm dinh dưỡng của Công ty CP tập đoàn Foviet ngang nhiên quảng cáo với các nhãn mác sữa Lucky Milk Gaint, Lucky Milk Infant, Lucky Milk Canxi Nano, Lucky Milk Nano Curcumin, Lucky Milk Grow IQ, Lucky Milk Mama, Lucky Milk Pedia, Lucky Milk ColosTrum...  phôi mầm đậu nành Soy Germ không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, nhiều sản phẩm không được cơ quan chức năng cấp phép vẫn ngang nhiên được lưu hành, bày bán trên thị trường.



Clip quảng cáo Sữa nghệ Lucky Milk Nano Curcumin còn được quảng bá như một thần dược có thể chữa được các loại bệnh ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt, vú, phổi, gan, miệng, dạ dày và ung thư ruột kết.

Với các công dụng như một thần dược có thể chữa lành một số bệnh thông thường như cảm lạnh, đau họng, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày…ngoài ra còn giúp cho người dùng chống lại các bệnh ung thư như ung thư vú, gan, đại tràng, tuyến tiền liệt, tăng cường sức khỏe tiêu hóa, giải độc gan, làm sạch máu, bảo vệ tim mạch….

Được biết hầu hết các sản phẩm này được sản xuất bởi Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hamico Việt Nam.

 
Nhiều sản phẩm sữa mà Công ty cổ phần tập đoàn Forviet đang thổi phồng công dụng và chức năng đề lừa người tiêu dùng.

Theo tìm hiểu của PV Báo pháp luật Việt Nam, trên các vỏ hộp các loại sữa được Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hamico Việt Nam sản xuất có địa chỉ tại tổ dân phố Giang Chính, phường Giang Biên quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, hầu hết người dân sinh sống tại tổ dân phố Giang Chính đều chop biết họ đã sinh sống ở đây cả chục năm nhưng chưa hề nghe tới Công ty nào sản xuất sữa ở đây cả.

Theo tài liệu của PV Báo Pháp luật Việt Nam thu thập được, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hamico Việt Nam còn lấy địa chỉ tại thôn Phượng Nghĩa, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội để làm hồ sơ xin đăng ký công bố sản phẩm dinh dưỡng như ong chúa và nhung hươu với Chi cục ATVSTP Hà Nội.

Trao đổi với PV, lãnh đạo xã Phụng Châu cho biết: “Trên địa bàn xã không có công ty nào sản xuất sữa cả cũng không có Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hamico Việt Nam nào cả...”.

Chỉ đến khi PV làm việc với chị Trần Thị Mai Hoa là nhà phân phối của Công ty Forviet cũng là nhân viên của nhà máy Hamico và anh Võ Văn Thao, là nhà phân phối cũng như cộng tác viên bán hàng của Công ty Forviet, hai nhân viên này cho biết: Nguồn gốc và xuất xứ nguyên liệu sản xuất sữa công ty chúng tôi chỉ là đơn vị phân phối cái này anh (tức PV) phải làm việc với nhà máy sản xuất là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hamico Việt Nam có địa chỉ tại thôn Phúc Cầu, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

 
Xưởng sản xuất sữa của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hamico Việt Nam ở thôn Phúc Cầu, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ TP Hà Nội không có biển tên nằm giữa cánh đồng lúa.

Có mặt tại thôn Phúc Cầu, xã Thụy Hương nhiều ngày tìm hiểu, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam không khỏi “tá hỏa” về lịch sử hình thành và phát triển cũng như hoạt động sản xuất sữa của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hamico Việt Nam.

Theo quan sát của phóng viên, Nhà máy sản xuất của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hamico Việt Nam nằm ở cuối con đường bê tông ở giữa là cánh đồng, không có biển tên công ty hay nhà máy sản xuất được xây tường gạch cao hơn đầu người, trước cổng được gắn camera.

Mỗi ngày có hàng chục lượt xe tải ra vào vận chuyển nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như chở các sản phẩm đi phân phối ra thị trường.

Trao đổi với phóng viên, một người dân địa phương cho biết: “Trước đây công ty này là công ty sản xuất đậu nành sau đó không hiểu vì sao dừng hoạt động một thời gian rồi mới quay lại sản xuất sữa.

Chúng tôi là người dân địa phương chưa từng mua sữa của công ty này vì họ sản xuất bẩn lắm, cứ quảng cáo nguyên liệu nhập khẩu nhưng từ khoai ngô sắn thôi…”.

Trụ sở UBND xã Thụy Hương nơi xưởng sản xuất các loại của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hamico Việt Nam đặt tại thôn Phúc Cầu.

Liên quan đến sự việc này, ngày 14/10 phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với anh Chính Hữu Viễn, công chức địa chính của UBND xã Thụy Hương, anh Viễn cho biết: “Trước đây Công ty có tên là Công ty Vinanusoy đã bị thanh tra Bộ Y tế vào kiểm tra xử phạt và thu hồi sản phẩm sữa vì sản phẩm sữa đậu nành không đảm bảo chất lượng, nguyên liệu như cho lợn ăn.

Nhưng không hiểu sao công ty này giờ lại lấy tên là Công ty Hamico được vẫn chung cái xưởng sản xuất này để tiếp tục sản xuất sữa.

Dịp tết nguyên đán vừa rồi, công ty này có biếu xã vài thùng sữa làm quà nhưng hầu như anh em ở xã có ai lấy đâu vì thành phần ở sữa do công ty này toàn là bột đậu với bột ngô nên anh em vẫn để trên tầng 2 đấy uống vào sợ đau bụng hay làm sao thì tiền mất tật mang…”.
 
Trước câu hỏi của phóng viên về việc tại sao xã biết mà không có hướng xử lý hay báo cáo sự việc lên cấp trên để có biện pháp xử lý?

Anh Chính cho hay: "Việc này quá thẩm quyền của xã để xã xử lý mà việc này phải do các cơ quan chức năng. Trong một cuộc họp tiếp xúc cử tri tôi có kiến nghị lên các bác, lúc này có cả ông Thơm, Giám đốc của Công ty này dự thì ông Thơm đứng dậy phát biểu rất hùng hồn nếu không tạo điều kiện công ty sẽ chuyển đi nơi khác vì mỗi năm làm ra vài chục tỷ đồng. Nói thật nhiều khi anh em muốn vào kiểm tra nhưng các bác ở đây cũng không quan tâm lắm…

Nhiều khi tôi cũng muốn mời cơ quan quản lý thị trường cũng như Thanh tra Bộ Y tế vào cuộc kiểm tra để làm rõ hoạt động sản xuất nguồn gốc xuất xứ của các loại sữa này.

Tiếp tục trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch UBND xã Thụy Hương cho hay: “Công ty này đang thuê đất của UBND xã được 10 năm rồi để làm nhà xưởng hay nhà máy để sản xuất sữa, sản xuất các loại sữa gì tôi không nắm rõ. Còn chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sữa cái này không thuộc thẩm quyền của xã mà phải do huyện hay các cơ quan cấp phép…”.

Theo tìm hiểu của PV, năm 2018 Công ty Vinanusoy cũng do ông Nguyễn Trọng Thơm làm giám đốc đã bị thanh tra Bộ Y tế xử phạt 55,5 triệu đồng với 4 hành vi không đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, vi phạm các quy định về vệ sinh ATTP, sản xuất và lưu hành 8 sản phẩm thực phẩm nhưng không được công bố và có 17 nội dung ghi nhãn mác không đúng với quy định của pháp luật.

Cụ thể, thu hồi 6 sản phẩm do có vi phạm về sản xuất, lưu hành nhưng không công bố sản phẩm, gồm: TPBS Mooncare pedia, TPBS Mooncare IQ Grow, TPBS Mooncare infant formula, TPBS Maxsure số 1, TPBS Maxsure số 2; TPBS Maxsure số 3. Các sản phẩm nói trên sau khi thu hồi không được tiếp tục lưu hành.

2 sản phẩm bị thu hồi do có vi phạm sản xuất, lưu hành trước khi công bố sản phẩm; nhãn lưu hành không phù hợp với nhãn công bố, gồm: TPBS Nuca+ Pedia và  TPBS Baby kid Pedia sure.

15 sản phẩm bị thu hồi vì có vi phạm về nhãn lưu hành không phù hợp với nhãn công bố, gồm: TPBS Nuca+ IQ- Grow, TPBS Nuca + Baby, TPBS Baby kid Grow-IQ; TPBS Baby kid support immune system &digestive health, TPBS Omega Gold Colostrum, TPBS Omega Gold IQ- Grow, TPBS Omega Gold Pedia,TPBS Kiddy 1, TPBS EnZym Grow, TPBS Bioplus infarnt, TPBS Bioplus Kids gold, TPBS NuTa ka Meal Replace, TPBS VySure, TPBS D2 Plus, TPBS Soycal.

Phải chăng, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hamico Việt Nam đang cố tình coi tính mạng của người tiêu dùng để thu lời bất chính từ những sản phẩm dinh dưỡng như các loại sữa Lucky Milk…không rõ nguồn gốc, nguồn gốc xuất xứ được quảng cáo như một thần dược chữa được bách bệnh.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.


 


 


 


 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com