Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang: "Sốc" với hành vi "phù phép" điểm thi của các bị cáo

14/10/2019 14:33

Kinhte&Xahoi Sáng ngày 14/10, TAND tỉnh Hà Giang đã đưa vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang ra xét xử sơ thẩm.

Theo đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) vụ án gian lận thi cử THPT quốc gia lần này gồm 5 người, thẩm phán là bà Vương Thị Thu Hà làm chủ tọa. Giữ quyền thực hành công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa là ông Trần Quốc Hùng và bà Vũ Thị Thanh Nga (kiểm sát viên trung cấp, Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Giang).

Phiên tòa triệu tập 187 người, bao gồm 5 bị can và 179 người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm nhân chứng.

Toàn cảnh phiên tòa.

Số người có mặt tại tòa thực tế 86 người, còn lại vắng mặt có lý do là 82 người, vắng mặt không có lý do là 19 người.

5 bị cáo có mặt tại tòa gồm các bị can: Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương (Trưởng và phó Phòng khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang) bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 356 Bộ luật Hình sự 2015.

Riêng bị can Triệu Thị Chính (nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang) bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 358, Bộ luật Hình sự 2015.

Cò lại các bị can Phạm Văn Khuông (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang) và Lê Thị Dung (Phó đội trưởng thuộc phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang) bị truy tố về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 366, Bộ luật Hình sự 2015.

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Giang, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang bị can Nguyễn Thanh Hoài đã bàn bạc, thống nhất với Vũ Trọng Lương để thực hiện việc nâng điểm cho các thí sinh môn trắc nghiệm, vi phạm quy chế thi.

Dù bị can Hoài không trực tiếp nâng điểm cho các thí sinh, nhưng Hoài đưa danh sách 93 thí sinh cần nâng điểm và Lương đã nhận nâng điểm cho 14 thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Bị can Vũ Trọng Lương một mình thao tác trên máy tính để can thiệp, sửa chữa kết quả bài thi. Riêng Lương đã sửa chữa 309 bài thi trên 249 ảnh gốc bài thi để nâng điểm cho 107 thí sinh.

Bị can Phạm Văn Khuông đã trực tiếp nhờ Hoài nâng điểm cho con và con bị can Khuông được nâng 13,3 điểm.

Đối với bị can Lê Thị Dung, do mối quan hệ quen biết đã nhờ bị can Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh, kết quả 20 thí sinh đều được nâng điểm.

Bị can Triệu Thị Chính không những không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của Trưởng ban chấm thi, vi phạm quy chế mà bị can này còn đưa một danh sách gồm 13 thí sinh, trong đó nhờ bị can Hoài nâng điểm cho 12 thí sinh và xem điểm cho một thí sinh.

Giữa hai bị can đã thống nhất số điểm cần nâng, tuy nhiên vì lý do khách quan nên bị can Hoài chưa thực hiện nâng điểm.

Các bị cáo tại tòa.

Quá trình điều tra, cơ quan An ninh Điều tra đã áp dụng tất cả các biện pháp theo quy định, nhưng không thu thập được chứng cứ để chứng minh có yếu tố vụ lợi trong vụ án.

Đã đấu tranh với gia đình những thí sinh có con được nâng điểm, nhưng không trường hợp nào thừa nhận có đưa tiền hoặc vật chất nhờ nâng điểm. Ngoài ra, bị can Hoài và Lương khai chỉ giúp nâng điểm do mối quan hệ thân thiết.

Hành vi của các bị can không chỉ để lại hậu quả trước mắt mà về cả lâu dài, đào tạo ra nguồn nhân lực yếu kém, chất lượng thấp, tác động đến đạo đức và sự công bằng cho xã hội.

Tuy nhiên, hành vị này đã bị phát hiện, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chấm thẩm định, trả lại điểm số thực trước khi xét tuyển đại học. Không có thí sinh nào bị buộc thôi học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Do hành vi của các bị can gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, do đó cần  xử lý hình sự.

Phiên tòa dự kiến diễn ra đến hết ngày 16 /10.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com