Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Phát hiện 3 bệnh nhi nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” ở Nghệ An

15/09/2019 10:13

Kinhte&Xahoi Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã phát hiện và điều trị cho 3 bệnh nhi dương tính với “vi khuẩn ăn thịt người”…

Ngày 14/9, theo thống Bệnh viện sản nhi Nghệ An cho biết, trong khoảng từ tháng 7/2019 đến 9/2019 bệnh viện đã phát hiện và điều trị cho 3 trường hợp mắc chứng bệnh Melioidosis, hay bệnh Whitmore.

Các bệnh nhân được phát hiện điều trị đó là cháu: Ng.Th.T (14 tuổi, trú tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) điều trị 50 ngày, nay đã xuất viện. Hai bệnh nhân còn lại là cháu H.V.C (10 tuổi trú tại huyện Thanh Chương, Nghệ An) và Ng.C.H (11 tuổi trú tại huyện Yên Thành, Nghệ An).

Ba trường hợp được phát hiện nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" tại Nghệ An.

Hiện cả hai đang được theo dõi và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Ba trường hợp ghi nhận khi đến viện đều trong tình trạng bệnh cảnh áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai, đến viện bệnh tình đã nặng vì cứ điều trị tại nhà giống Quai bị; nhưng khi được các bác sỹ cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện dương tính với whitmore.

Melioidosis, hay bệnh Whitmore, là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei (trước đây có tên gọi là Pseudomonas pseudomallei) gây bệnh cảnh nhiễm trùng máu.
 
Bệnh không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, nhưng có thể gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 40% - 60%. Hiện tại đang mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển.

Đáng lưu ý, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu...

Ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao tĩnh mạch kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2-4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng.

Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỉ lệ tử vong do whitmore cao.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com