Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Phát triển cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long giúp "nâng tầm" ngành logistic Việt Nam

25/09/2021 11:55

Kinhte&Xahoi Theo quy hoạch của Chính phủ tốc độ tăng trưởng bình quân từ 5,5 – 6,1%/năm, hành khách tăng trưởng từ 1,1 – 1,25%/năm. Hình thành cảng cửa ngõ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1579/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó có cảng LNG Nhà máy điện LNG Bạc Liêu tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình; Cảng Gành Hào, huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) và cảng biển Cà Mau (cảng Năm Căn, huyện Năm Căn), cảng Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), cảng Hòn Khoai (huyện Ngọc Hiển).

Bến cảng Gành Hào đón tàu khoảng 5.000 tấn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu.

Được biết, cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khi hậu; góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường hợp tác quốc tế về biển, duy trì môi trường hoà bình, ổn định và phát triển bền vững.

Phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, kết nối hiệu quả phương thức vận tải; phát huy lợi thế là phương thức chủ đạo vận tải hàng hoá khối lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hoá quốc tế, góp phần giảm chi phí logistics.

Phát huy lợi thế về địa lý, gắn kết với không gian phát triển kinh tế, đôi thị; tập trung phát triển các cửa ngõ quốc tế có khả năng tiếp nhận các tàu biển có trọng tải lớn đi các tuyến biển xa; tận dụng điều kiện tự nhiên, phát triển hài hoà, hợp lý giữa các cảng biển và không gian phát triển đô thị giữa cảng biển với kết cấu hạ tầng cảng cạn, bến phà và khu neo chuyển tải.

Huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, đặc biệt là cảng cửa ngõ quốc tế; tiếp tục phát huy hiệu quả việc phân cấp, phân quyền về huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện cho địa phương.

Chủ động tiếp cận, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong xây dựng,quản lý khai thác, hướng tới xây dựng cảng biển xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đường bờ, mặt nước.

Đồng thời, Chính phủ hướng đến mục tiêu năm 2030 là phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình vào năm 2030 với một số chỉ tiêu cụ thể;

Về năng lực: đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá, giao thương giữa các vùng, miền trong cả nước và hàng trung chuyển qua cảnh cho các nước trong khu vực, cũng như khu vận tải hành khách nội địa và quốc tế. Hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hoá từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 – 47 triệu TEU);  hành khách từ 10,1- 10,3 triệu lượt khách.

Ngoài ra đối với các cảng biển có quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050. Năng lực hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hoá với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 4,0 – 4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân từ 1,2 – 1,3%/ năm.

Được biết hệ thống quy hoạch cảng biển, Chính phủ phân chia thành 5 nhóm để ưu tiên phát triển. Trong đó nhóm cảng biển số 5 gồm 12 cảng biển (Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang). Quy mô chức năng hệ thống các cảng biển này được phân theo cảng biển loại 3.

Bến cảng Hòn Khoai (đảo Hòn Khoai) tiềm năng phát triển có điều kiện phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quy hoạch phân loại bến cảng theo chủng loại hàng hoá xếp dỡ; bến cảng tổng hợp; bến cảng container, bến cảng hàng rời, bến cảng hàng lỏng/khí và bến cảnh khách. Đồng thời, cảng Bạc Liêu nằm trong nhóm cảng biển số 5. Như vậy đến năm 2030 hàng hoá dự kiến lưu thông từ 64- 80 triệu tấn (hàng container từ 0,6 – 0,8 triệu TEU); hành khách từ 6,1 – 6,2 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050 của nhóm cảng biển này, sẽ đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hoá với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 5,5 – 6,1%/ năm, hành khách tăng trưởng bình quân từ 1,1 – 1,25%/ năm. Hình thành cảng cửa ngõ khu vực ĐBSCL.

Riêng đối với cảng biển Bạc Liêu bao gồm bến cảng Gành Hào (Đông Hải) và bến cảng Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) quy hoạch vùng đất và vùng nước cửa sông Gành Hào và ngoài khơi xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình).

Chức năng của bến cảng Vĩnh Hậu A đón nhận hàng lỏng/khí phục vụ nhà máy điện khí LNG của Bạc Liêu. Trọng tải tài cập bến khoảng 150.000 tấn. Bến cảng Gành Hào đón tàu khoảng 5.000 tấn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu, có bến tổng hợp hàng rời, hàng lỏng/khí và bến khách.

Còn đối với tỉnh Cà Mau phạm vi quy hoạch; Vùng đất và vùng nước bên phải luồng Năm Căn (trên sông Cửa Lớn, đoạn từ thị trấn Năm Căn ra phía cửa Bồ Đề). Có thể tiếp nhận tà có trọng tải từ 5.000 tấn; có bến cảng tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí và bến khách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau.

Bến Sông Đốc tiếp nhận tàu có trọng tải từ 3.000 tấn, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Sông Đốc; có bến cảng tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí và bến khách.

Bến cảng Hòn Khoai (đảo Hòn Khoai), bến cảng tổng hợp tiềm năng phát triển có điều kiện phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư. Ngoài ra, Cà Mau còn có thể phát triển các bến cảng khác như: Cảng ngoài khơi cửa Sông Đốc, cảng LNG và kho nỗi tại khu vực biển phía Tây và các phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão và đầu tư xây dựng đèn biển Cà Mau.

Trần Hữu Lễ - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/phat-trien-cang-bien-dong-bang-song-cuu-long-giup-nang-tam-nganh-logistic-viet-nam-d167126.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com