Xem nhiều

12 dự án yếu kém ngành Công Thương: Ai sai phạm phải cương quyết xử lý

08/07/2020 09:51

Kinhte&Xahoi Cần mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường mới có thể giải quyết rốt ráo bài toán 12 dự án yếu kém ngành Công Thương.

Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình thua lỗ ngày càng nặng. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)

Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án, DN yếu kém ngành Công Thương cho thấy, đến nay mới chỉ có 2 dự án, DN hồi phục, sản xuất kinh doanh có lãi. Đó là Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Nhà máy thép Việt - Trung. Có 3 dự án, DN dù giảm được lỗ nhưng chưa bền vững và có tới 7/12 dự án, DN vẫn tiếp tục thua lỗ hoặc dừng hoạt động.

Trong số những dự án tiếp tục thua lỗ, có tới 3 dự án DN thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)  bao gồm Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình làm chủ đầu tư. Dự án này đến hết năm 2019 có vốn chủ sở hữu -3.392 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.827 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 12.184 tỷ đồng, lỗ lũy kế -5.706 tỷ đồng.

Dự án Nhà máy phân đạm Hà Bắc (Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc làm chủ đầu tư) đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu -523,3 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.166 tỷ đồng, tổng nợ phải trả 9.689 tỷ đồng, lỗ lũy kế -3.245 tỷ đồng.

Cũng không khá hơn 2 dự án trên, Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai (Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem làm chủ đầu tư) cũng đang ngập ngụa trong thua lỗ. Đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu là -731,7 tỷ đồng, tổng tài sản là 4.417,8 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 5.164 tỷ đồng, lỗ lũy kế -2.230 tỷ đồng.

Tình trạng thua lỗ, nợ nần của 3 dự án nêu trên không chỉ gây ảnh hưởng đến từng dự án riêng lẻ mà còn gây áp lực lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cả Tập đoàn Vinachem.

Theo báo cáo mới đây của Vinachem, trong quý I/2020 doanh thu của tập đoàn này ước đạt hơn 9.000 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi các DN khác trong tập đoàn này có kết quả kinh doanh khá ổn định, đem lại số lợi nhuận là 363 tỷ đồng, tăng 32%, thì các DN thua lỗ, yếu kém kể trên tiếp tục lỗ khoảng hơn 800 tỷ đồng, tăng tới 246% so với cùng kỳ 2019.

Chỉ với 3 dự án bết bát nhất trong số 7 dự án thuộc 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương đã cho thấy thực trạng của các dự án vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa, phẩn lớn các dự án vẫn đang ở trong tình trạng lay lắt, khó sống.

Không chấp nhận tình trạng nể nang

Sự chậm trễ trong việc xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công Thương đã không ít lần khiến giới chuyên gia, các Đại biểu Quốc hội bức xúc. Theo ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cách xử lý của các cơ quan chức năng còn quá chậm, bộc lộ nhiều bất cập. Bởi vậy, đã đến lúc phải vào cuộc quyết liệt để giải tỏa những băn khoăn của dư luận xã hội về 12 dự án này.

“Việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt tập trung xử lý dứt điểm không để tồn tại dai dẳng, “mang tai, mang tiếng” là hành động cương quyết của Thủ tướng và Chính phủ trong việc thực thi pháp luật theo chỉ đạo của Thủ tướng. Đặc biệt chấp hành nghiêm túc trong việc phòng chống tham nhũng, bài trừ tệ nạn làm xấu đi hình ảnh đất nước”, ông Hòa chỉ rõ.

Cũng theo ông Hòa, cần phải xử lý dứt điểm hiện tượng chây lì, ì ạch trong xử lý các dự án, không chấp nhận tình trạng nể nang trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, phòng ngừa hành vi sai phạm. Nếu tổ chức, cá nhân mắc sai phạm cần phải xử lý cương quyết, không có vùng cấm. Phát hiện đến đâu, xử lý đến đâu cũng cần rõ ràng minh bạch, tạo hình ảnh Chính phủ trong sạch vững mạnh, liêm khiết và có tính cương quyết rất cao .

Nói về vai trò trách nhiệm của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN sau khi tiếp nhận 12 dự án của ngành Công Thương nhưng xử lý khá chậm chạp, ông Hòa cho rằng, các dự án thua lỗ hay ăn nên làm ra, các DNNN thuộc ngân sách Nhà nước hiện đã được chuyển sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN quản lý. Đó là trách nhiệm của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN trong thực thi nhiệm vụ. “Nếu làm chậm trễ cũng cần xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong thực thi trọng trách, chức trách của mình”, ông Hòa nêu quan điểm.

Nhiều ý kiến cho rằng, để xử lý dứt điểm 12 dự án yếu kém của ngành công thương, nên để thị trường quyết định, thay vì tiếp tục để bàn tay can thiệp của Nhà nước. Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cần mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường mới có thể giải quyết rốt ráo bài toán khó này. Còn nếu tiếp tục quanh quẩn với các nguồn lực của nhà nước, sẽ chỉ thấy nguy cơ thiệt hại thêm.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về kế hoạch và phương án tổng thể xử lý một số dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xử lý 12 dự án yếu kém với tinh thần không để kéo dài, không để chậm trễ, gây thất thoát tài sản nhà nước; không để tiêu cực tham nhũng. “Nếu phục hồi được thì cố gắng phục hồi, còn không thì buộc phải phá sản, giải thể, thanh lý”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ./.

 Nguyễn Quỳnh

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/12-du-an-yeu-kem-nganh-cong-thuong-ai-sai-pham-phai-cuong-quyet-xu-ly-d128898.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com