Xem nhiều

AMM 51: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự các hội nghị liên quan

07/08/2018 15:16

Kinhte&Xahoi Ngày 4/8, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) và các hội nghị liên quan, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 lần thứ 19, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 8 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 25 đã diễn ra tại Singapore. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị.


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (thứ tư, từ bên trái) dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị. (Ảnh: TTXVN phát)

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN+3 (với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản), các bộ trưởng tái khẳng định vai trò quan trọng của ASEAN+3 trong thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng, hướng tới mục tiêu lâu dài xây dựng cộng đồng tại Đông Á; ghi nhận kết quả tích cực trong triển khai Kế hoạch Công tác ASEAN+3 giai đoạn 2018-2022 và các khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG) II; kim ngạch thương mại giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc năm 2017 chiếm 32% tổng kim ngạch của ASEAN, 27% tổng lượng khách du lịch vào ASEAN đến từ các nước Đông Bắc Á.

Các bộ trưởng nhấn mạnh ủng hộ hệ thống thương mại đa phương tự do và công bằng trong khu vực; quyết tâm nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tiếp tục triển khai hiệu quả đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM), nâng cao vai trò của Văn phòng Kinh tế vĩ mô (AMRO) và các cơ chế hợp tác tài chính khác.

Các bộ trưởng cũng nhất trí về nhiều sáng kiến hợp tác cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác ASEAN+3 trên các lĩnh vực an ninh lương thực, giáo dục, giao lưu văn hóa, kết nối con người, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thanh niên và người cao tuổi; bày tỏ hài lòng với những tiến triển tích cực trên Bán đảo Triều Tiên.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hoan nghênh các nỗ lực mở rộng hợp tác ASEAN+3 trên các lĩnh vực phát triển dựa vào sáng tạo như kết nối số, thương mại điện tử, đô thị thông minh nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, an ninh lương thực, ứng phó thiên tai, dịch bệnh...

Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác ASEAN+3, tích cực củng cố và phát huy vai trò của cơ chế ASEAN+3 đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Á.

Trong phiên họp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS FMM) lần thứ 8 giữa ASEAN và 8 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Mỹ, các bộ trưởng tiếp tục khẳng định EAS là diễn đàn của các nhà lãnh đạo về các vấn đề chính trị và kinh tế mang tầm chiến lược, vì mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực, trong đó ASEAN giữ vai trò trung tâm; hoan nghênh việc thông qua Kế hoạch Hành động Manila giai đoạn 2018-2022; nhất trí thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực môi trường - năng lượng, giáo dục, tài chính, y tế-dịch bệnh, quản lý thảm họa, kết nối, kinh tế - thương mại, an ninh lương thực và hợp tác hàng hải.

Về tình hình quốc tế và khu vực, các bộ trưởng hoan nghênh kết quả tích cực của các Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều và Mỹ-Triều.

Trong khi đó, một số bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động quân sự hóa gần đây trên Biển Đông; đề nghị không có hành động làm phức tạp tình hình, đơn phương thay đổi nguyên trạng, mọi tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, trên cơ sở tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng cần tập trung nỗ lực và mọi nguồn lực để triển khai đầy đủ Kế hoạch Hành động Manila giai đoạn 2018-2022; ủng hộ việc EAS-13 ra các Tuyên bố về hợp tác ứng phó với các vấn đề xuyên quốc gia đang nổi lên.

Phó Thủ tướng cho rằng hợp tác biển và kết nối là hai lĩnh vực mà các nước tham gia EAS có tiềm năng, đồng thời phù hợp với quan tâm và nhu cầu hợp tác ở khu vực hiện nay. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ quan ngại của các nước EAS về các hoạt động quân sự hóa gây xói mòn lòng tin và gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.

Trải qua 25 năm thành lập và phát triển, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những diễn đàn chủ chốt để đối thoại và hợp tác về chính trị-an ninh, xây dựng lòng tin và thực hiện ngoại giao phòng ngừa ở khu vực. Hội nghị ARF lần thứ 25 lần này với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 27 nước và tổ chức, bao gồm 10 nước ASEAN, 10 Đối tác đối thoại của ASEAN (Australia, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu-EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ) và các nước Papua New Guinea, Triều Tiên, Mông Cổ, Pakistan, Timor Leste, Bangladesh và Sri Lanka, đã kiểm điểm hoạt động của ARF trong năm giữa kỳ 2017-2018; ghi nhận nhiều hoạt động đã được triển khai theo kế hoạch công tác, bao gồm các cuộc họp ở cấp làm việc, hội thảo, khoá đào tạo... tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, cứu trợ thảm họa, an ninh biển, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị và an ninh công nghệ thông tin.

Về định hướng thời gian tới, hội nghị nhất trí ARF cần tiếp tục thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin đi đôi với thực thi ngoại giao phòng ngừa, triển khai đầy đủ và hiệu quả Kế hoạch Hành động Hà Nội thực hiện Tầm nhìn ARF 2020.

Nhân dịp này, các bộ trưởng nhất trí thông qua Tuyên bố ARF về hợp tác cứu trợ thảm hoạ; Danh mục các hoạt động của ARF trong năm giữa kỳ 2018-2019 và các Kế hoạch Công tác ARF về an ninh biển và về cứu trợ thảm hoạ giai đoạn 2018-2020.

Về tình hình quốc tế và khu vực, các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và vai trò của các tổ chức đa phương; chia sẻ quan ngại về những thách thức an ninh đang nổi lên, gồm khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, an ninh mạng, thiên tai, thảm hoạ... tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực và không quân sự hóa; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị ARF cần tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả Kế hoạch Hành động Hà Nội, tiếp tục có những cải tiến, đổi mới trong phương thức hoạt động để có thể linh hoạt thích ứng với những chuyển biến trong tình hình khu vực và quốc tế.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo các sáng kiến của Việt Nam đăng cai Hội thảo ARF lần 2 về “Tăng cường hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển” và Hội thảo ARF về “Vận dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các công cụ pháp lý quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức trên biển”.

 

Theo hoanhap.vn/TTXVN

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đẩy mạnh thu giữ tài sản đảm bảo, nhiều ngân hàng vẫn đang chật vật xử lý nợ xấu

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ thu hồi tài sản đảm bảo có giá trị hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng được tiến hành cho thấy tín hiệu tích cực trong quá trình xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng . Tuy nhiên, hiện nay, nhiều Ngân hàng vẫn còn đang rất khó khăn, chật vật với các khoản nợ xấu lớn, đặc biệt trong việc đấu giá tài sản đảm bảo.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com