Xem nhiều

Bất thường tại 5 gói thầu dự án cải tạo nhà máy nước Bắc Thăng Long

15/10/2018 15:47

Kinhte&Xahoi 5 gói thầu với giá trị gần 336 tỷ đồng của công ty Nước sạch Hà Nội dính hàng loạt nghi vấn bất thường.

Thay phiên nhau trúng và trượt

Qua nghiên cứu 5 thông báo từ gói thầu số 12 đến số 16 của "Dự án cải tạo, nâng công suất nhà máy nước Bắc Thăng Long đạt công suất 150.000m3/ngđ và phát triển mạng lưới cấp nước" do ông Nguyễn Bảo Vĩnh, Tổng giám đốc Công ty nước sạch Hà Nội vừa ký cho thấy có nhiều điểm trùng hợp. Đó là: các nhà thầu quen thuộc lần lượt thay phiên nhau trượt ở gói này và trúng ở gói khác.

Cụ thể, tại thông báo số 2243/NSHN – CTCN, của gói thầu số 12 thi công xây dựng tuyến ống truyền dẫn cấp nước và thoát nước hồ Võng La cho thấy: Liên danh Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển kiến trúc đô thị và Công ty Cổ phần Viwassen 3 trúng thầu với giá là 171.940.863.099 đồng. 2 nhà thầu không được lựa chọn là Công ty Cổ phần và đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng 18 và Công ty Cổ phần Hà Huy.

Hàng loạt nghi vấn tại 5 gói thầu hơn 300 tỷ đồng của Công ty nước sạch Hà Nội.

Mặc dù trượt tại gói thầu số 12, nhưng đến gói thầu 13, Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng 18 và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng nước sạch lại trúng gói thầu với giá là 35.999.787.419đồng. 2 nhà thầu không được chọn là Công ty Cổ phần xây dựng và lắp máy điện nước Hà Nội – Haweicco và Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển kiến trúc đô thị.

Tại gói thầu 14, đến lượt Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển kiến trúc đô thị trúng thầu với giá là 50.663.986.188. 2 nhà thầu trượt lại khá thân quen là Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng và Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng 18 – Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nước sạch Hà Nội.

Trượt gói 14, nhưng đến gói thầu 15, thi công xây dựng mạng lưới cấp nước xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng 18 – Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nước sạch Hà Nội lại trúng với giá là 32.729.091.000 đồng. 2 nhà thầu bị trượt là Công ty Cổ phần Viwassen 3 và Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Gia Lâm.

Tuy nhiên, đến gói thầu số 16, Công ty Cổ phần Viwaseen 3 lại trúng gói thầu Thi công xây dựng mạng lưới cấp nước xã Tráng Việt với giá là 47.241.489.900 đồng. 2 nhà thầu bị trượt trong đó có một liên danh nhà thầu quá quen là Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng 18 – Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nước sạch Hà Nội. Nhà thầu còn lại là Liên danh Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Nghi Tàm – Công ty Cổ phần kỹ thuật và thiết bị ngành nước.

5 phiên đấu thầu, 7 đơn vị tham gia, 4 đơn vị trúng

Như vậy, trải qua 5 gói thầu, lần lượt các nhà thầu thay phiên nhau “ẵm” các gói thầu vài chục đến hơn 100 tỷ đồng/gói, gồm: Liên danh Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển kiến trúc đô thị và Công ty Cổ phần Viwassen 3; Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng 18 và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng nước sạch; Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển kiến trúc đô thị; Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng 18 – Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nước sạch Hà Nội; Công ty Cổ phần Viwaseen 3.

Quá trình tìm hiểu qua các kết quả lựa chọn nhà thầu cho thấy mỗi phiên đấu thầu đều có 3 đơn vị tham gia đấu thầu, nếu tính ra 5 phiên sẽ có tổng cộng 15 đơn vị. Vậy nhưng ở 5 gói thầu của Công ty nước sạch Hà Nội, nếu tinh ý có một chút có thể nhận thấy chỉ xoay quanh có 7 doanh nghiệp và chỉ có 4 doanh nghiệp thay phiên nhau trúng, gồm: Liên danh công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển kiến trúc đô thị; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng 18; Công ty cổ phần Viwassen 3; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng nước sạch; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng nước sạch Hà Nội.

Một thủ thuật được đưa ra nhằm phù phép thành các gói thầu có vẻ độc lập đó là khái niệm “liên danh”. Ngoài 3 đơn vị lạ lẫm bị loại, ở 5 gói thầu, 4 đơn vị quen thuộc lần lượt liên danh chéo với nhau biến thành 5 đơn vị tham gia đấu thầu và trúng cả 5 gói thầu.

Ngoài ra, bất thường hơn khi, các đơn vị này lần lượt hoán đổi cho nhau trong vai trò… trúng và trượt ở từng gói thầu. Đơn vị nào trúng ở gói này thì sẽ trượt ở gói khác, ngược lại đơn vị nào trượt ở gói này thì sẽ được nhường trúng ở gói sau.

“Copy” lý do trúng- trượt

Một điều nữa khiến dư luận cũng đặt nghi vấn đó là việc lý do không được lựa chọn nhà thầu. Dễ dàng nhận thấy, các lý do này giống nhau đến kinh ngạc, như được copy nhân bản.

Đơn cử như trong thông báo gói thầu số 13, Công ty Cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển kiến trúc đã không đạt do: “Nhà thầu đáp ứng về mặt kỹ thuật nhưng xếp hạng thứ 2 không được mời thương thảo hợp đồng do nhà thầu xếp hạng 1 là Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng 18 và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng nước sạch Hà Nội đã hoàn thành thương thảo thực hiện hợp đồng với Công ty nước sạch Hà Nội”.

Nhưng đến gói thầu 14 thì Công ty Cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển kiến trúc đô thị đã trúng thầu, đến lượt Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng 18 và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng nước sạch Hà Nội lại trượt thầu với lý do tương đương: “Nhà thầu đáp ứng về mặt kỹ thuật nhưng xếp hạng 2, không được mời thương thảo hợp đồng do nhà thầu xếp hạng 1 là Công ty Cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển kiến trúc đô thị đã hoàn thành thương thảo thực hiện hợp đồng với Công ty nước sạch Hà Nội”.

Tương tự, tại 2 gói thầu số 15 và 16, 2 nhà thầu là Công ty Cổ phần Viwaseen 3 và Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng 18 và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng nước sạch Hà Nội đều trúng và trượt cùng với 1 “mô tuýp”: Nhà thầu đáp ứng về mặt kỹ thuật nhưng xếp hạng 2, không được thương thảo hợp đồng…

Từ những dấu hiệu bất thường như trên, dư luận nghi ngờ 5 phiên đấu thầu trên có nghi vấn bất minh, thiếu khách quan và không tuân thủ quy định của pháp luật. Liệu có hiện tượng “chân gỗ”, “thông thầu”, lợi ích nhóm… trong 5 gói thầu trên của Công ty nước sạch Hà Nội hay không?! 

 

Theo Thời báo Chứng khoán/Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Năm 2018: Dư nợ tín dụng có thể tăng 15,22%

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,52% trong Quý IV/2018 và tăng 15,22% trong năm 2018 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay được các tổ chức tín dụng (TCTD) dự báo tiếp tục duy trì ổn định trong Quý IV/2018 và cả năm 2018.

Nở rộ cho vay online biến tướng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, nắm bắt tình trạng của tín dụng đen và cũng đã có báo cáo, kiến nghị để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành có giải pháp quản lý chung đối với hoạt động tín dụng, tránh hiện tượng tín dụng đen.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com