Xem nhiều

Bộ Công Thương đề xuất thêm Bộ, ngành điều hành giá điện

11/03/2024 10:24

Kinhte&Xahoi Trong báo cáo mới nhất gửi Chính phủ về dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017/QĐ-TTg về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đã đề nghị có thêm sự tham gia của Bộ KH&ĐT trong việc điều hành giá bán lẻ điện.

Giá điện được đề xuất điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh minh họa: PV).

Đề nghị Tổng cục Thống kê tham gia

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương về dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017/QĐ-TTg về cơ cấu điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân (QĐ 24) cho thấy, Bộ Công Thương vẫn sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong quản lý nhà nước (QLNN) về điện lực, sử dụng điện, trong đó có giá điện. Bộ Công Thương sẽ là cơ quan hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán giá bán điện bình quân, thực hiện việc điều chỉnh giá điện, chủ trì kiểm tra, giám sát.


Tuy nhiên, liên quan đến việc chủ trì, phối hợp trong điều hành giá điện, Bộ Công Thương đề xuất các Bộ, cơ quan liên quan cùng tham gia, phối hợp với các nội dung liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật để minh bạch hơn quá trình xem xét điều chỉnh giá điện. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính giữ trách nhiệm phối hợp ở khía cạnh là cơ quan QLNN về giá; Đề xuất bổ sung trách nhiệm của Tổng cục Thống kê trong đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô. EVN sẽ cung cấp các số liệu có liên quan để cơ quan này có cơ sở thống kê, đánh giá.


Cũng trong báo cáo về sửa đổi QĐ 24 lần này, Bộ Công Thương đã tiếp thu một số ý kiến đề xuất về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân sẽ có tăng giá, giảm giá với biên độ cụ thể. Báo cáo nêu rõ, trường hợp các thông số đầu vào các khâu như phát điện, truyền tải, phân phối... làm giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bình quân hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng. EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Tài chính để kiểm tra, giám sát.

Ở chiều ngược lại, khi giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng giá. Trường hợp giá điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với mức hiện hành, có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, kiểm tra rà soát, lấy ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu EVN thuê tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn cùng các đơn vị thành viên.

Có thể điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

Bộ Công Thương giữ nguyên thời gian điều chỉnh giá điện như dự thảo trước đây. Theo đó, Bộ này vẫn đề xuất thời gian điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần và giá được cập nhật hàng quý theo chi phí phát điện. Việc này theo Bộ Công Thương là thực hiện theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ về việc điều chỉnh giá điện theo lộ trình, tránh giật cục, có thể điều chỉnh nhiều lần trong năm.

Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân được thực hiện trên cơ sở hàng năm sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN, giá bán điện bình quân năm được xem xét điều chỉnh theo biến động khách quan, thông số đầu vào của tất cả các khâu.

Cụ thể, việc lập giá bán điện bình quân sẽ trên cơ sở các chi phí phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối, bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành, quản lý ngành và các khoản chi phí khác được phân bổ, chỉ bao gồm những chi phí được phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của EVN, bảo đảm khả năng vận hành, cung ứng điện.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương vẫn đề xuất giá điện được tính thêm các chi phí vốn chưa được tính trước đây như chênh lệch tỷ giá. Đáng chú ý, tại QĐ 24, Chính phủ quy định “Chi phí mua dịch vụ truyền tải điện, dịch vụ phân phối - bán lẻ điện, chi phí quản lý chung, chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực được xác định trên cơ sở chi phí cộng lợi nhuận định mức của các khâu truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí quản lý chung của EVN theo quy định do Bộ Công Thương ban hành”. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất này, Bộ Công Thương đã đề xuất không thực hiện việc quy định cụ thể về việc xác định lợi nhuận định mức của các khâu như ở QĐ24.

Tại QĐ 24, Chính phủ cho phép tối thiểu 6 tháng giá điện sẽ điều chỉnh 1 lần. Tuy nhiên, thực tế, việc điều chỉnh này đã không được thực hiện trong 4 năm, từ 2019 - 2023. Đến năm 2023, Bộ Công Thương mới quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân 2 lần vào tháng 5 và tháng 11.

 Hoàng Tú - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://phapluatplus.vn/bo-cong-thuong-de-xuat-them-bo-nganh-dieu-hanh-gia-dien-196813.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com