Xem nhiều

Cần bãi bỏ ngay Quỹ bảo trì đường bộ!

14/08/2019 15:41

Kinhte&Xahoi Có quá nhiều Quỹ tại địa phương làm phát sinh nhiều chi phí quản lý và tổ chức biên chế. Các địa phương trung bình có khoảng 10-15 Quỹ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng đoàn giám sát báo cáo tại phiên họp.

Tiếp tục nội dung chương trình phiên họp 36, hôm qua (13/8) Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2013-2018”. Đoàn giám sát cho rằng cần bãi bỏ ngay Quỹ bảo trì đường bộ, Quỹ phòng chống thiên tai cũng như có lộ trình bãi bỏ đối với Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá; Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Một số Quỹ thu như sắc thuế

Trình bày Báo cáo kết quả đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát của UBTVQH Nguyễn Đức Hải cho biết, trong giai đoạn vừa qua, việc thành lập và hoạt động của các Quỹ đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đề ra, góp phần thúc đẩy xã hội hóa, huy động thêm nguồn lực tài chính trong xã hội thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm bớt gánh nặng cho NSNN.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhiều Quỹ có quá nhiều tồn tại, hạn chế. Điển hình là hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ này khá phức tạp, chưa rõ ràng, chưa có một văn bản pháp luật để thống nhất quản lý các Quỹ.

Đáng chú ý, mặc dù nhiều Quỹ thành lập với mục tiêu là huy động nguồn lực khác ngoài NSNN, nhưng kết quả cho thấy, nguồn lực tài chính của một số Quỹ về cơ bản được hình thành từ nguồn NSNN cấp.

Một số Quỹ được hình thành cơ chế thu mà khoản thu tương tự một sắc thuế tính trên doanh thu của tổ chức, doanh nghiệp hoặc từ tiền lương, tiền công của cá nhân người lao động; một số chính sách thu tạo thêm đóng góp cho người dân và doanh nghiệp. 

Trên thực tế, có quá nhiều Quỹ tại địa phương làm phát sinh nhiều chi phí quản lý và tổ chức biên chế. Các địa phương trung bình có khoảng 10-15 Quỹ. Chính từ việc thành lập quá nhiều Quỹ theo quy định của các luật chuyên ngành, các Nghị định của Chính phủ và của địa phương làm phân tán nguồn lực, tăng chi phí quản lý và phát sinh thêm tổ chức, bộ máy, biên chế.

Trình độ và năng lực cán bộ quản lý, điều hành còn hạn chế tại các Quỹ dẫn đến hiệu quả hoạt động tài chính còn thấp. Có Quỹ đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa thành lập ban kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, dẫn đến hoạt động của Quỹ thiếu sự kiểm tra, kiểm soát, chưa đảm bảo công khai, minh bạch.

Có lộ trình bãi bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Đoàn giám sát của UBTVQH đề nghị nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền để bãi bỏ ngay đối với 6 quỹ. Gồm: Quỹ bảo trì đường bộ trung ương; Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế và Quỹ hỗ trợ vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Quỹ Phòng chống thiên tai. Đoàn giám sát cũng đề nghị nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền để xác định rõ lộ trình bãi bỏ đối với Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá; Quỹ bình ổn giá xăng dầu; Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

Đoàn giám sát còn đề nghị thực hiện việc sáp nhập đối với các Quỹ trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, đối tượng phục vụ hoặc trùng lặp về đối tượng hoặc trùng với nhiệm vụ chi của NSNN và thực hiện cơ cấu lại hoạt động đối với Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia…
 
Đánh giá cao Báo cáo của Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, từ nhiều khóa trước, các Đại biểu Quốc hội vẫn rất thắc mắc hiện tại chúng ta có bao nhiêu Quỹ đang hoạt động và mỗi một luật xây dựng thì có một quỹ ra đời.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần  đánh giá trong việc quản lý các Quỹ thì đã xảy ra bao nhiêu vụ việc, nguyên nhân vì đâu và rút ra những điều gì. Vì theo đánh giá của đoàn giám sát, việc công khai minh bạch ở một số Quỹ có vấn đề và việc tham nhũng trong lĩnh vực này rất dễ xảy ra.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, nguồn hình thành của các Quỹ hiện tại rất khác nhau. Điều đó cho thấy hệ thống pháp luật về hình thành, quản lý Quỹ, sử dụng các Quỹ phức tạp, chưa thống nhất, thiếu minh bạch, không rõ ràng, không phù hợp với yêu cầu quản lý thực tiễn.

Luật Ngân sách Nhà nước 2015 tuy có quy định nhưng báo cáo giám sát cho thấy rất chung chung, hiểu thế nào cũng được. Hiện cũng chưa có cơ quan nào thống nhất để quản lý các Quỹ này, có quá nhiều Quỹ làm phân tán nguồn lực nhà nước.

Vì vậy, cần rà soát, đánh giá lại Quỹ nào hoạt động tốt, đúng tôn chỉ mục đích, mang lại hiệu quả thì giữ. Còn Quỹ nào nhỏ, không hoạt động hay hoạt động không hiệu quả thì cần xây dựng kế hoạch, lộ trình để sắp xếp, sáp nhập hoặc bãi bỏ ngay.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng Quốc hội, UBTVQH cần xem xét, đánh giá có cần thiết ban hành Pháp lệnh hoặc Luật để có cơ sở pháp lý về các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách: ai được quyền thành lập, thành lập như thế nào? Và trong khi chờ Quốc hội ban hành cơ sở pháp lý, các luật chuyên ngành, sẽ không sinh thêm Quỹ. 

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, hiện có 48 loại quỹ, (ở Trung ương là 28, ở địa phương là 20) và phần lớn được thành lập trước khi Luật NSNN 2015 có hiệu lực thi hành.

Về Quỹ bảo trì đường bộ, Bộ Tài chính đã 2 lần báo cáo Thủ tướng bỏ Quỹ này và Thủ tướng đã đồng ý, giao Bộ Giao thông Vận tải sửa Nghị định 18. Quỹ này tuy trong luật nhưng năm qua không còn tồn tại vì đã đưa vào ngân sách.

Về Quỹ bình ổn xăng dầu, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng vài lần về nghiên cứu sửa đổi Nghị định 83. Xăng dầu sản xuất trong nước hiện đã đáp ứng gần 80% nhu cầu. Nhưng nguyên liệu sản xuất phần lớn nhập khẩu, nên ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới với giá trong nước vẫn rất lớn.

Quan điểm chung, Bộ Tài chính thấy nếu bỏ cả thời hạn điều chỉnh giá 15 ngày hiện nay, để giá xăng dầu biến động hàng ngày thì lúc đó không cần Quỹ nữa.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com