Xem nhiều

Chính sách thuế với tài sản mã hóa: đảm bảo minh bạch và khả năng dự báo

09/04/2025 16:28

Kinhte&Xahoi Hợp pháp hóa và điều chỉnh giao dịch tài sản mã hóa (TSMH) là bước quan trọng giúp Việt Nam khai thác tối đa lợi ích kinh tế từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, chính sách thuế phải được thiết kế cẩn thận để tránh tạo ra rào cản đầu tư hoặc tạo ra lỗ hổng khiến rò rỉ dòng vốn.

Tạo nguồn thu mới cho ngân sách

Năm 2024, Việt Nam xếp thứ 5 trong số 20 quốc gia hàng đầu về việc áp dụng tiền mã hóa theo Chainalysis, với 17,4% dân số sở hữu TSMH và liên tục nằm trong nhóm dẫn đầu về mức độ chấp nhận TSMH toàn cầu, nhờ vào dân số am hiểu công nghệ, nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ và người dân quan tâm đến các kênh đầu tư mới.

Tuy nhiên, Việt Nam lại thiếu một khung khổ quản lý toàn diện. TSMH tại Việt Nam đã phát triển một cách không kiểm soát, khiến Chính phủ đối mặt với nhiều thách thức trong việc truy thu thuế, kiểm soát dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư trước các bẫy lừa đảo.

Hợp pháp hóa và điều chỉnh giao dịch TSMH là bước quan trọng giúp Việt Nam khai thác tối đa lợi ích kinh tế. (Ảnh minh họa)

Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Bùi Hoàng Hải cho biết, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các DN, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập DN, thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến TSMH vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. “Trường hợp pháp luật chuyên ngành về TSMH xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép TSMH được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế” – ông Bùi Hoàng Hải nêu ý kiến.

Nếu áp dụng một cơ chế thuế hợp lý, Việt Nam có thể tạo nguồn thu ngân sách đáng kể từ thị trường này. Theo ước tính của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, việc áp thuế 0,1% trên mỗi giao dịch tiền mã hóa có thể mang lại hơn 800 triệu USD mỗi năm mà không gây gián đoạn tới hoạt động của thị trường.

Còn theo TS Chu Thanh Tuấn -Phó Chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân Kinh doanh (Đại học RMIT Việt Nam), bên cạnh thuế giao dịch, Chính phủ còn có thể cân nhắc đánh thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận từ đầu tư tiền mã hóa, hoặc thuế thu nhập DN đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Một nguồn thu tiềm năng khác cho Chính phủ là phí cấp phép hoạt động cho các sàn giao dịch TSMH. Chính phủ có thể vừa kiểm soát thị trường vừa tạo ra nguồn thu không đến từ thuế. “Nếu thiết lập được một hệ thống thuế đơn giản, cạnh tranh và cân bằng, Việt Nam có thể vừa tạo được nguồn thu đáng kể từ tiền mã hóa, vừa thúc đẩy sự phát triển của một hệ sinh thái tài sản số bền vững” – TS. Chu Thanh Tuấn khẳng định.

Cần một mô hình thuế cân bằng

Qua rà soát cho thấy, các quốc gia có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đánh thuế TSMH và đánh thuế giao dịch tài sản ảo, tài sản số. Mỗi một quốc gia đánh mức thuế khác nhau cho các giao dịch tiền ảo, tiền số khác nhau. Một số quốc gia đánh thuế đối với tiền ảo, tiền số như một loại tài sản và một loại thu nhập cá nhân, DN, trong khi đó, một số quốc gia đang không đánh thuế đối với tài sản ảo, tài sản mã hóa, tài sản thuế và giao dịch các loại hình tài sản này.

Đối với Việt Nam, xây dựng chính sách thuế đối với các giao dịch TSMH, tài sản số đang phải đối mặt với nhiều thách thức do các đặc điểm đặc biệt, tốc độ đổi mới công nghệ nhanh chóng và tính chất phi tập trung của các loại tài sản này.

TS. Chu Thanh Tuấn chỉ ra, một trong những rào cản lớn nhất chính là tính ẩn danh trong giao dịch tiền mã hóa. Khác với các giao dịch tài chính truyền thống, tiền mã hóa vận hành trên mạng lưới blockchain phi tập trung không thông qua các ngân hàng, gây khó khăn cho việc theo dõi và kiểm soát dòng tiền. Bên cạnh đó, khung pháp lý dành cho TSMH tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Một thách thức khác nằm ở hạn chế công nghệ trong việc theo dõi các giao dịch. Để đánh thuế TSMH một cách hiệu quả, Việt Nam cần đầu tư vào các công cụ phân tích blockchain tiên tiến.

Để thu hút đầu tư mà vẫn bảo đảm nguồn thu thuế ổn định, TS. Chu Thanh Tuấn khuyến nghị, Việt Nam cần một mô hình thuế cân bằng. Thuế giao dịch thấp kết hợp với thuế lãi về vốn trong khung thuế thu nhập cá nhân có thể giúp duy trì tính công bằng mà không làm suy yếu thị trường. Ngoài ra, Việt Nam nên cân nhắc miễn thuế giá trị gia tăng cho TSMH, nhằm tránh đánh thuế 2 lần và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực. Mặt khác, cần tăng cường giám sát các sàn giao dịch bằng cách yêu cầu các nền tảng giao dịch trong nước phải báo cáo chi tiết giao dịch, điều này sẽ giúp các cơ quan thuế theo dõi hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, Việt Nam cần hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm giám sát các giao dịch xuyên biên giới và ngăn chặn hành vi trốn thuế.

Còn theo Giám đốc Chiến lược Công ty CP Chứng khoán SSI Lê Thị Lệ Hằng, bản chất phức tạp và không ngừng phát triển của TSMH, tài sản số đòi hỏi phải có quy định bổ sung cho các luật thuế hiện hành một cách kịp thời và toàn diện, hướng dẫn cho người nộp thuế để đảm bảo tính minh bạch và khả năng dự đoán. Do đó, luật thuế có thể cần được điều chỉnh thêm để mang lại sự rõ ràng và chắc chắn, đồng thời để đạt được hiệu quả cho một quốc gia.

Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Bùi Hoàng Hải cho biết, hiện Chính phủ đang giao Bộ Tài chính xây dựng Nghị quyết về việc triển khai thí điểm thị trường TSMH tại Việt Nam nhằm xây dựng môi trường pháp lý hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo liên quan đến TSMH, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết cho phép triển khai thí điểm phát hành và giao dịch TSMH, trong đó đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.

kinhtedothi

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

"Quy hoạch ngược” và bài toán quản lý

Quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Transit Oriented Development - TOD) có một cách tiếp cận mới gọi là “quy hoạch ngược”, chấm dứt tình trạng giao thông chạy theo đô thị.

https://kinhtedothi.vn/chinh-sach-thue-voi-tai-san-ma-hoa-dam-bao-minh-bach-va-kha-nang-du-bao.667071.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com