Xem nhiều

Chủ đầu tư Aeonmall Hải Phòng: Đi tìm bí ẩn việc thế chấp toàn bộ vốn góp tại ngân hàng!?

01/10/2018 11:59

Kinhte&Xahoi Công ty Cổ phần Xây dựng Bất động sản Việt Phát được thành lập ngày 1/9/2017, với vốn điều lệ là 685 tỷ đồng, nhưng chỉ sau 1 tháng đã nhận được quyết định chủ trương đầu tư của UBND thành phố Hải Phòng cho dự án Aeonmall Hải Phòng – Lê Chân. Nhưng năng lực tài chính của BĐS Việt Phát thực sự là dấu hỏi lớn?

Ngày 20/9/2017 tại Hải Phòng, Aeon Mall Việt Nam - nhà phát triển Trung tâm thương mại (TTTM) đến từ Nhật Bản ký kết biên bản ghi nhớ với Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại, Du Lịch Hải Phòng và Công Ty CP Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát, nhằm xây dựng trung tâm thương mại Aeon Mall Hải Phòng quy mô cấp vùng tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư lên đến 4.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhiều người có chút ngạc nhiên vào ngày 13/5/2018, khi UBND TP. Hải Phòng, Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam và Công ty cổ phần Xây dựng bất động sản Việt Phát (không phải là công ty đã tham gia buổi lễ ký kết biên bản ghi nhớ ngày 20/9/2017) phối hợp tổ chức lễ động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Hải Phòng- Lê Chân.

Như vậy là có sự thay đổi đơn vị trong vai trò chủ đầu tư thực hiện dự án Aeonmall Hải Phòng – Lê Chân. Giới kinh doanh bất động sản cũng lờ mờ hiểu và đặt câu hỏi về công ty BĐS Việt Phát có mối quan hệ mật thiết với Công ty CP Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát, mã VPG, ra sao?

Cổ đông của BĐS Việt Phát là ai?

Như Hoanhap.vn đã phản ánh, Hội đồng quản trị của Công ty CP Đầu tư Thương Mại XNK Việt Phát (mã VPG) gồm 4 thành viên gồm: Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch HĐQT; bà Lê Thị Thanh Lệ (vợ ông Bình), thành viên HĐQT; ông Nguyễn Văn Dũng, thành viên HĐQT; ông  Nguyễn Xuân Trường, thành viên HĐQT, TGĐ (trừ ông Nguyễn Quang Khải, thành viên HĐQT độc lập không tham gia góp vốn); ông Nguyễn Văn Đức, Phó TGĐ và ông Mai Quang Hợp, Phó Tổng Giám đốc VPG là những cổ đông góp 85% vốn điều lệ vào Cty BĐS Việt Phát. Riêng công ty VPG góp 15% vốn điều lệ. Như vậy, cho thấy HĐQT của VPG và Cty BĐS Việt Phát là một.

Cơ cấu vốn góp của Công ty BĐS Việt Phát

Về tỷ lệ sở hữu, riêng cổ phần của vợ chồng ông Bình đã là 50%, cộng với phần đại diện góp vốn của Công ty VPG là 15% thì gần như gia đình ông Bình chiếm quyền tuyệt đối (65%) tại công ty BĐS Việt Phát.

Chỉ có điều, nhà đầu tư cũng sẽ không hiểu tại sao lại thay đổi chủ thể đứng tên làm chủ đầu tư dự án, liệu có khuất tất gì không? Và cổ đông nhỏ của công ty VPG có bị thiệt thòi hay không khi chuyển đổi chủ thể đầu tư dự án? Một điều nữa, trên website công bố thông tin của VPG cũng không hề có thông tin nào nói về việc thay đổi này. Còn khi nhìn vào bề ngoài từ tên doanh nghiệp và thương hiệu đều có Việt Phát, đến các thành viên HĐQT thì ai cũng thấy rõ là vẫn chung một HĐQT của hai công ty, vì thế nhiều người không có chút mảy may nghi ngờ sự thay đổi chủ thể làm chủ đầu tư dự án Aeonmall Hải Phòng.

Với tỷ lệ sở hữu và cơ cấu cổ đông là như vậy, nhưng trong BCTC bán niên 2018 của Công ty CP Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát giải thích: "Công ty thực hiện đầu tư vào Công ty BĐS Việt Phát với tỷ lệ sở hữu và quyền biểu quyết là 15%. Các thành viên HĐQT và Ban Tổng Giám đốc của công ty góp vốn vào công ty này (Cty BĐS Việt Phát – PV) với tỷ lệ sở hữu và quyền biểu quyết là 85%. Ban Tổng giám đốc Công ty đánh giá rằng Công ty không có quyền chi phối cũng như không ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận của Cty CP Xây dựng BĐS Việt Phát".

Như vậy, cho thấy HĐQT của VPG và Cty BĐS Việt Phát gần như là một. Vậy thì khó có thể tin rằng hai công ty này không có sự ảnh hưởng lẫn nhau? Liệu rằng HĐQT của công ty CP Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát chuyển đổi chủ đầu tư như vậy có nhằm mục đích mang lại lợi ích riêng cho nhóm của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc hay không? 
Chưa biết lợi ích được cụ thể ra sao, nhưng nếu nhìn vào quy mô dự án cũng đã thấy một nguồn lợi kinh tế lớn như thế nào khi dự án chính thức vận hành, theo một nhà đầu tư BĐS cho biết, thậm chí chủ đầu tư có thể dễ dàng thu lời cả trăm tỷ nếu sang tên ngay dự án cho một đơn vị khác.

Toàn bộ vốn công ty đã được Thế chấp ngân hàng

Đến thời điểm tháng 12/2017, ngay sau khi nhận được Quyết định chủ trương đầu tư dự án Aeonmall (5/10/2017), và sau đó 6 ngày nhận được Giấy chứng nhận đầu tư (11/10/2017), Công ty BĐS Việt Phát đã thế chấp tại ngân hàng bằng tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ, quyền nhận/hưởng các khoản tiền hoàn trả, các khoản tiền phải thu, các quyền tài khản khác phát sinh tuỳ từng thời điểm từ Cam kết hoàn trả tiền theo văn bản số 8257/UBND-ĐC3 ngày 17/11/2017 của UBND thành phố Hải Phòng về việc tạm nộp tiền thuê đất của Dự án “Trung tâm mua sắm Aeonmall Hải Phòng Lê Chân”, trong đó UBND thành phố cam kết hoàn trả toàn bộ số tiền tạm nộp của bên Cty BĐS Việt Phát vào tài khoản của Cty BĐS Việt Phát nếu không thực hiện việc giao đất đầy đủ cho Cty BĐS Việt Phát để thực hiện dự án.

Đồng thời trong tháng cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2017, toàn bộ cổ đông của công ty BĐS Việt Phát cùng rủ nhau mang 100% cổ phần vốn góp đi thế chấp tại ngân hàng để vay tiền. Tài sản thế chấp là toàn bộ giấy chứng nhận góp vốn của cổ đông vào công ty. Cụ thể:

Toàn bộ cổ đông của công ty BĐS Việt Phát đã mang đi thế chấp 100% vốn góp tại ngân hàng

 

Riêng đối với phần vốn góp 15% của công ty CP Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát mang số cổ phần góp tại công ty BĐS Việt Phát đi thế chấp tại ngân hàng nhưng lại không công bố thông tin đến cơ quan chức năng cũng như cổ đông. Dường như có điều gì đó “bí ẩn” nên VPG không công bố thông tin chăng?

Đây cũng là một dấu hỏi lớn về năng lực tài chính của công ty BĐS Việt Phát, cũng như của công ty CP Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát (mã VPG), liệu họ có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án hay không?

Theo thông tin PV Hoanhap.vn có được, Công ty BĐS Việt Phát đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án và quyền sử dụng đất của dự án Aeonmall Hải Phòng Lê Chân cho công ty TNHH Aeonmall Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn những thông tin này, Hoanhap.vn đã gửi công văn số 404/2018/CV-ĐTHN tới UBND thành phố Hải phòng để tìm hiểu rõ những thông tin liên quan đến chủ đầu tư thực sự của dự án là doanh nghiệp nào? Thực hư của việc chuyển nhượng dự án Aeonmall Hải Phòng Lê Chân của công ty BĐS Việt Phát ra sao? 

Công văn gửi UNBD thành phố Hải Phòng cung cấp thông tin về dự án Aeonmall Hải Phòng Lê Chân

 

Dù có “nghi vấn” về năng lực tài chính của Cty BĐS Việt Phát như vậy, nhưng theo thông tin Hoanhap.vn, ngay đầu tháng 1/2018, Công ty BĐS Việt Phát đã bỏ tiền ra mua 4 chiếc xe Audi, có tổng trị giá lên tới cả chục tỷ đồng, điều đáng lưu ý là, hoạt động mua những chiếc xe sang này được tiến hành chỉ ít ngày sau khi Cty BĐS Việt Phát ký hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng dự án và quyền sử dụng đất dự án Aeonmall Hải Phòng Lê Chân với Cty TNHH Aeonmall Việt Nam, hợp đồng nguyên tắc này được ký ngày 08/12/2017.

Nếu nhìn tổng thể vào bức tranh tài chính của Cty BĐS Việt Phát thì dễ dàng nhận thấy, công ty này có bất kỳ giấy tờ có giá hay tài sản nào cũng đều mang thế chấp tại ngân hàng, nhưng lại sẵn sàng tậu xe sang. Việc mua xe sang này để làm gì, phục vụ cho mục đích gì vẫn còn là điều bí ẩn.

 

Theo hoanhap.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vẫn còn rủi ro trong thanh toán online

Dịch vụ kém, sản phẩm chất lượng thấp, mạng treo, mất tiền... là những bức xúc của khách hàng với một số loại hình thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com