Xem nhiều

Chuyện lùm xùm về tài chính liên quan đến ông Phương Hữu Việt và VietABank

14/01/2019 09:49

Kinhte&Xahoi Trong các ngân hàng TMCP ở Việt Nam, VietABank được đánh giá là một ngân hàng không mấy nổi bật, không nằm trong danh sách xếp hạng chỉ số tín nhiệm của Moody’s hồi tháng 10/2018. Nhưng VietABank lại nổi với khá nhiều lùm xùm liên quan đến ông Phương Hữu Việt và nhóm cổ đông người thân của ông Việt. Gần đây VietABank lại dính vào lùm xùm liên quan đến việc khách hàng gửi tiết kiệm bốc hơi 300 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) ra đời từ năm 2003 trên cơ sở hợp nhất Công ty Tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Ngày mới thành lập, VietABank có vốn điều lệ hơn 76 tỷ đồng, cổ đông sáng lập nắm cổ phần lớn nhất là Ban Tài chính Thành ủy TP.HCM với tỷ lệ 29,8%.

Cơ cấu cổ đông của VietABank. Nguồn CafeF

 

Cổ đông lớn là CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Phương do ông Phương Hữu Việt là Chủ tịch HĐQT. Vợ con ông không thấy có tên trong danh sách sở hữu cổ phần nhưng người cháu gái là Phương Thanh Nhung, từng là Tổng giám đốc và Phó chủ tịch HĐQT thì sở hữu hơn 4% vốn của ngân hàng, cùng với chồng của chị Nhung là Trần Việt Anh cũng có lượng cổ phiếu VietABank không nhỏ là 2.15%.

Ông Việt đầu tư vào VietABank từ tháng 8/2011 với tỷ lệ sở hữu gồm cả cá nhân và đại diện cho cổ đông sở hữu là 15,37% cổ phần của VietABank, vợ chồng cháu gái ông Việt sở hữu 6,17% cổ phần VietABank. Từ tháng 8/2011 đến nay, ông giữ chức Chủ tịch HĐQT VietABank.

Chưa hoàn thành hợp đồng mua bán đã cầm cố

Tuy nhiên, ngay sau khi nhóm ông Phương Hữu Việt trở thành cổ đông lớn, VietABank đã dính vào vụ “lùm xùm” liên quan đến việc nhóm cổ đông của ông Phương Hữu Việt đã đem cầm cố và chuyển nhượng cổ phần VietABank cho nhiều TCTD mặc dù chưa hoàn thành quá trình mua bán cổ phần với VietABank.

Cụ thể, nhóm cổ đông mới đã đem cầm cố và chuyển nhượng cổ phần VietABank cho nhiều tổ chức tín dụng mặc dù chưa hoàn thành quá trình mua bán cổ phần với Ngân hàng VietABank. Cụ thể, vào tháng 7/2010, VietABank ký hợp đồng về nguyên tắc, bán 36 triệu cp cho Tập đoàn Việt Phương và 15 triệu cp cho ông Phương Hữu Việt với giá 10,600 đồng/cp với 3 đợt thanh toán: (Đợt 1 – Trước 31/7/2010) Đặt cọc 5-10%; (Đợt 2 – Trước 30/9/2010) Thanh toán 50% và (Đợt 3 – Trước 30/11/2010) Thanh toán số tiền còn lại. Tuy nhiên, toàn bộ số cổ phần này bị phát hiện đã được cầm cố tại nhiều ngân hàng khác nhau trong vòng khoảng 1 năm sau khi ký hợp đồng hứa mua trên. Nhiều ngân hàng đã lần lượt gửi văn bản về Ngân hàng đề nghị phong tỏa số cổ phần do Tập đoàn Việt Phương và ông Việt nắm giữ.

Ngay sau đó, ba ngân hàng là OceanBank, MaritimeBank, GPBank đã lần lượt gửi văn bản về Ngân hàng đề nghị phong toả số cổ phần do Tập đoàn Việt Phương và ông Việt nắm giữ.

Cùng với vụ “lùm xùm” đó là sự đi xuống trong kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể, năm 2012, lợi nhuận trước thuế của VietABank là 211 tỷ đồng, năm 2013 giảm mạnh xuống còn hơn 76 tỷ đồng.

Vào giữa năm 2014, VietABank tái cấu trúc ngân hàng bằng cuộc cải tổ toàn diện với việc chuyển trụ sở ra Hà Nội và dự kiến thay đổi cả thương hiệu nhận diện. Kết quả kinh có được cải thiện một chút, năm 2015 đạt lợi nhuận 81,9 tỷ, năm 2016 đạt 99,4 tỷ và năm 2017 đạt 98,8 tỷ. 

Tiền gửi của khách hàng bỗng dưng "bốc hơi" cả trăm tỷ

Cuối năm 2018, thời điểm trước tết Nguyên đán khoảng hơn 1 tháng, đây là thời điểm các nhà băng thi nhau tung các chương trình khuyến mãi để thu hút tiền gửi từ người dân thì VietABank lại dính “lùm xùm” khi khách hàng kêu cứu vì 170 tỉ đồng gửi tiết kiệm 'bốc hơi'. Và một số khách hàng khác là 100 tỷ đồng cũng bay hơi bí ẩn.
  
Trước những thông tin như vậy, VietABank trả lời báo chí, nhóm khách hàng gửi tiết kiệm này không xuất trình được sổ tiết kiệm hoặc các chứng từ chứng minh việc nộp tiền vào ngân lên tới 170 tỷ đồng, chỉ đưa ra các giấy tờ được ghi là hợp đồng tiền gửi. Theo quy định, ngân hàng không phát hành hợp đồng tiền gửi cho khách hàng cá nhân, mà chỉ phát hành cho khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp; khách hàng cá nhân chỉ được ngân hàng phát hành sổ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi.

Ông Ma Hữu Phan, người đại diện cho nhóm khách hàng bị "bốc hơi" 170 tỷ tiền gửi tại VietABank.

 

Trái ngược với thông tin tới báo chí của VietABank, ông Ma Hữu Phan, một thương binh và cũng là nạn nhân gián tiếp của sự việc, người được nhóm khách hàng gửi tiền tại VietABank uỷ quyền giải quyết vụ việc cho biết, toàn bộ 6 hợp đồng tiền gửi đều do VietABank phát hành theo biểu mẫu, có chữ ký, con dấu của ông Quản Trọng Đức, Giám đốc Phòng giao dịch Đông Đô, VietABank vào thời điểm đó. “Chúng tôi cũng không đặt sổ tiết kiệm nào ở ngân hàng để vay tiền, còn ngân hàng nói ai rút, ai lừa đảo, giả mạo chữ ký hay giấy tờ thì tôi không biết”, ông Phan khẳng định. 

Trước đó, ngày 24.12, Cơ quan an ninh điều tra công an TP.Hà Nội khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Hà Nội có liên quan đến vụ việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank). 

Theo thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố Hà Nội gửi thông tin tới Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội, VietABank, ông Đặng Nghĩa Toàn, một người cũng bị “bốc hơi” 20 tỷ đồng. Toàn bộ thông cáo báo chí của VietABank và thông tin của cơ quan công an đều không nói cụ thể đến việc nhóm khách hàng bị bốc hơn 170 tỷ đồng. Nhưng VietABank cũng chưa thấy có động thái trả tiền gửi cho nhóm khách hàng này. Theo nội dung băng hình do ông Ma Hữu Phan cung cấp cho PV buổi làm việc với đại diện VietABank ngày 8/1/2019, ngân hàng này cũng chỉ ghi nhận ý kiến và không đưa ra lời cam kết trả tiền cho khách hàng. 

Trước đó, trong buổi làm việc hôm 12/12, ông Trần Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc VietABank, cam kết trong vòng 15 ngày, sẽ giải tỏa và trả lại sổ tiết kiệm nếu cơ quan chức năng kết luận chữ ký trong hồ sơ vay tiền cầm cố sổ tiết kiệm không phải của anh Toàn. Kết luận giám định được cơ quan điều tra thông báo hôm 27/12 cho thấy chữ ký, chữ viết trong hồ sơ vay vốn cầm cố sổ tiết kiệm không phải của anh Đặng Nghĩa Toàn. Tuy nhiên, sau nửa tháng như cam kết, khách hàng này không gặp được lãnh đạo VietABank hoặc nhận được thông tin về hướng giải quyết sự việc.

Theo luật sư Kiều Anh Vũ, đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm. Theo quy định chung của pháp luật dân sự về đồng sở hữu, việc rút tiền phải do các đồng sở hữu cùng thực hiện.

Trả lời trên truyền hình liên quan đến việc khách hàng bốc hơi hàng trăm tỉ đồng khi đồng sở hữu gửi tiền tại nhà băng này, Ông Nguyễn Văn Hảo, Tổng Giám đốc VietABank cũng đưa ra lời khuyên với khách hàng khi gửi tiền đồng sở hữu thì phải đi cùng để rút tiền. 

Luật sư Kiều Anh Vũ cho biết thêm, trường hợp đồng sở hữu không thể có mặt để cùng thực hiện thủ tục rút tiền thì phải làm văn bản ủy quyền hợp pháp, hợp lệ cho đồng sở hữu còn lại hoặc người khác thực hiện thủ tục rút tiền có các yếu tố cơ bản như họ tên, địa chỉ, số, ngày, nơi cấp CMND hoặc hộ chiếu của từng thành viên đồng chủ sở hữu; số tiền thuộc sở hữu của mỗi người, điều cam kết chung và chữ ký của từng thành viên. 

Bị phong tỏa sổ tiết kiệm 15 tỷ đồng, chị Quế Anh (một doanh nhân thường sử dụng dịch vụ của VietABank) khẳng định chỉ gửi tiền, không ký bất kỳ giao dịch nào nên không có chuyện ký vay khoản tiền tương đương giá trị sổ tiết kiệm.

“Tôi nhìn thấy hồ sơ đó hoàn toàn là giả mạo, được lập chỉ một ngày sau khi lập sổ tiết kiệm. Quá trình làm việc tôi cũng cung cấp giấy tờ chứng minh hôm đó tôi ở Lạng Sơn thực hiện các giao dịch ngân hàng khác, không thể có mặt ở Hà Nội để ký vay”, chị Quế Anh nói.

“Vấn đề mấu chốt cần làm rõ là sơ hở trong quy trình quản lý của ngân hàng và những cá nhân thuộc nhà băng được hưởng lợi gì khi câu kết lừa đảo”, chị Quê Anh cho biết. Bởi như chính Tổng giám đốc VietABank nói, khi đi rút tiền thì phải có hai người, vậy chị Quế Anh không có mặt, làm sao người khác có thể rút tiền tại ngân hàng được? VietABank không thể nói là không liên quan đến và không có trách nhiệm với sự việc này. 

Để tìm hiểu rõ hơn liên quan đến quy trình nghiệp vụ của VietABank, PV Hoanhap.vn đã liên hệ và gửi câu hỏi tới VietABank, sau nhiều lần liên hệ, đại diện truyền thông VietABank cho biết đã chuyển tới bộ phận chuyên môn để trả lời, nhưng không hẹn thời gian trả lời mà chỉ trao đổi là khi nào có thì trả lời. Liệu câu hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ có quá khó với một tổ chức tín dụng như VietABank? 

Trong một diễn biến khác, ông Phan cho biết đang xin phép cơ quan chức năng để tổ chức họp báo, ông sẽ mời đại diện Công an, Ngân hàng nhà nước, VietABank, cơ quan truyền thông báo chí đến dự, đồng thời ông cũng sẽ công bố nhiều thông tin liên quan trong buổi họp báo.

 

Theo hoanhap.vn


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nghệ An: Đổi 100 USD bị phạt 40 triệu đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với một phụ nữ tại Thị xã Thái Hòa (Nghệ An) vì hành vi “mua bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau”.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com