Xem nhiều

Cửa sáng thu hút FDI

14/12/2024 08:34

Kinhte&Xahoi Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2024, xuất khẩu mạnh, môi trường đầu tư thuận lợi… Những yếu tố này khiến Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục là điểm sáng hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thời gian tới.

“Cứ địa” của các nhà đầu tư lớn

Trong tháng 11, tổng vốn FDI đạt khá lớn so với các tháng trong năm, với gần 4,12 tỷ USD. Lũy kế 11 tháng, FDI đạt gần 31,38 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 11 tháng ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số giải ngân cao nhất trong các năm trở lại đây.

Theo Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế, thời điểm này là lúc làn sóng thứ tư đang hình thành khi Việt Nam trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Mỹ, thu hút sự chú ý của nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đến tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư vào những ngành công nghệ cao.

Theo đó, Tập đoàn Apple của Mỹ đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam. “Bộ ba” đối tác quen thuộc của Apple tại Việt Nam là Foxconn, Luxshare và Goertek cũng đồng loạt tăng vốn, mở rộng nhà máy ở Việt Nam. Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ cùng nhiều DN đã đến Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư như là một địa điểm dịch chuyển sản xuất chíp.

Hualian Ceramic, một công ty gốm sứ gia dụng hàng đầu, có kế hoạch xây dựng một thung lũng gốm sứ; Sailun Group cam kết đầu tư thêm vào nhà máy sản xuất lốp xe của họ; Lotus Pharmaceuticals đã thực hiện các thương vụ mua lại để mở rộng sang ngành dược phẩm trong khi Deli Stationery (văn phòng phẩm), Sunwoda (pin) và United Imaging (chăm sóc sức khỏe) đều đang thâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam.

Sản xuất linh kiện hàng không tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn như nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán, sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm có giá trị gia tăng cao được đầu tư mới và tăng vốn đầu tư.

Cùng với số lượng FDI vào Việt Nam, chất lượng các dự án đầu tư, cơ cấu đầu tư tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực. Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, phần lớn các dự án tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 63%). Trong đó, có nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm giá trị gia tăng cao được đầu tư mới và mở rộng. Điều này không chỉ tạo ra việc làm mà còn giúp chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất cho DN trong nước.

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang tiến dần đến mục tiêu thu hút khoảng 39 - 40 tỷ USD vốn FDI, năm 2024 Việt Nam có thể đạt mức giải ngân vốn FDI kỷ lục với 25 tỷ USD, đạt được mục tiêu Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết số 50-NQ/TW. Trong bối cảnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài, điều này cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam.

2024 - năm thành công thu hút FDI

VinaCapital đánh giá, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn duy trì sức mạnh đáng kể trong năm 2024 và có dấu hiệu rõ ràng cho thấy, FDI sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam trong nhiều năm tới.

“Dòng vốn FDI tương đương 5% GDP như năm ngoái và VinaCapital dự đoán, mức này sẽ tiếp tục duy trì trong năm tới. Đặt những con số này vào bối cảnh vốn FDI vào Trung Quốc đạt đỉnh khoảng 5% GDP, có thể thấy, Việt Nam thường xuyên thu hút vốn FDI tương đương với mức Trung Quốc thu hút trong thời kỳ đỉnh cao. Vốn FDI vào Việt Nam từng đạt đỉnh tới 8 - 9% GDP” - ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường (VinaCapital), đánh giá.

Mới đây, trong một báo cáo HSBC đã nhấn mạnh rằng, sự quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia đối với Việt Nam tăng mạnh xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 34 trong các nền kinh tế trên thế giới; có Hiệp định FTA với trên 65 nền kinh tế trên thế giới; kim ngạch thương mại năm 2024 ước sẽ đạt gần 800 tỷ USD… Việt Nam đang được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI nhờ thể chế và môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện, nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá cao.

Theo đánh giá của HSBC, mức thuế TNDN thấp cũng là một điểm hấp dẫn đối với DN. Bên cạnh đó, so sánh chi phí lao động ở châu Á, mức lương nhân công sản xuất ở Việt Nam thấp hơn ở Trung Quốc và các quốc gia khác, dù người dân Việt Nam có trình độ giáo dục phổ thông vững vàng, thể hiện qua kết quả khảo sát PISA của Việt Nam ở mức cao.

Việt Nam vẫn là điểm thu hút lớn đối với FDI vì các công ty đa quốc gia ấn tượng với chất lượng lao động của Việt Nam và chiến lược “ngoại giao cây tre” của Việt Nam. Việt Nam có môi trường chính trị tương đối ổn định, lực lượng lao động trẻ và năng động, tầng lớp trung lưu đang phát triển với thu nhập khả dụng ngày càng tăng…
Ông Michael Kokalari - Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital

Theo Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các kế hoạch mở rộng kinh doanh vẫn đầy tiềm năng, với gần 80% số DN cho biết, họ đã có từ 1 đến 3 văn phòng hoặc cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Trong số các DN chia sẻ kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh, hơn một nửa dự định mở rộng hoạt động với nhiều kế hoạch phát triển các cơ sở sản xuất mới ở miền Bắc hoặc mở thêm văn phòng tại các TP trọng điểm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

“Các chính sách và ưu đãi chủ động của Chính phủ Việt Nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài càng củng cố thêm lợi thế cạnh tranh của đất nước. Chúng tôi coi những lợi thế này là động lực chính cho các khoản đầu tư bền vững và sinh lời, cho phép chúng tôi đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam đồng thời đạt được các mục tiêu kinh doanh” - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nguyễn Hải Minh chia sẻ.

Sẵn sàng đón sóng FDI lần thứ 4

Theo ông Michael Kokalari, để tiếp tục nâng cao dòng vốn FDI, Việt Nam cần tập trung vào những chính sách mang tính đột phá nhằm thu hút FDI, nhằm thu hút được FDI vào những lĩnh vực Việt Nam đang mong muốn, lĩnh vực công nghệ cao. Có nhiều chính sách mà Chính phủ Việt Nam có thể thực hiện để trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Ví dụ, cơ chế Hợp đồng mua điện trực tiếp (DPPA) mới của Việt Nam sẽ thu hút nhiều vốn FDI hơn, vì các công ty nước ngoài ngày càng quan tâm đến việc giảm phát thải carbon và cơ chế DPPA cho phép các nhà sản xuất FDI trực tiếp mua điện từ các trang trại gió, cơ sở sản xuất điện mặt trời và các nguồn năng lượng sạch khác.

Chính phủ Việt Nam cũng có thể cải thiện xếp hạng thân thiện với DN bằng cách giảm bớt gánh nặng hành chính đối với dự án đầu tư. Ví dụ, trong quá khứ, VinaCapital đã đề xuất, Việt Nam nên thiết lập một “cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA)”, chiến lược tương tự được áp dụng tại một số quốc gia khác mà Việt Nam đang cạnh tranh trong thu hút FDI.

Cuối cùng, nhưng cũng rất quan trọng, là việc Chính phủ tiếp tục chi 5 - 6% GDP cho đầu tư kết cấu hạ tầng trong những năm tới để duy trì khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI.

Chia sẻ về 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới, giàu mạnh và thịnh vượng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang tập trung vào các dự án lớn mang tính “xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái” như hệ thống đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, tuyến đường sắt kết nối các nước trong khu vực, tái khởi động dự án điện hạt nhân, các cảng biển lớn, khai thác không gian vũ trụ, không gian biển…; đồng thời ưu tiên phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tận dụng thành tựu của CMCN 4.0…

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện hành lang pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động.

Một thống kê đáng chú ý là trong khi dòng vốn FDI toàn cầu giảm khoảng 35% từ năm 2015 đến 2023, FDI vào ASEAN lại tăng đến 90% trong cùng kỳ. Điều này phản ánh rõ sự dịch chuyển và đa dạng hóa mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư toàn cầu vào khu vực ASEAN và Việt Nam sẽ tiếp tục là một phần quan trọng trong xu hướng đó.
Ông Jimmy Koh - Giám đốc Quan hệ đối tác và Tiếp thị chiến lược, Khối Tư vấn đầu tư nước ngoài, Ngân hàng UOB - Singapore

kinhtedothi.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Duyệt chi hơn 110.000 tỷ đồng tăng lương cơ sở năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Theo đó, Quốc hội cho phép sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng từ địa phương còn dư để chuyển sang bố trí dự toán năm 2025.

https://kinhtedothi.vn/cua-sang-thu-hut-fdi.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com