Đóng cửa chuỗi nhà hàng KFC sau khi hàng trăm khách hàng bị ngộ độc

21/02/2019 14:09

Kinhte&Xahoi Được biết, những trường hợp đầu tiên có triệu chứng ngộ độc thực phẩm sau khi ăn gà rán tại các nhà hàng KFC Mông Cổ liên tục kéo dài từ đầu tháng 2 đến nay.

Mới đây, giới chức Mông Cổ đã ban hành lệnh đóng cửa tạm thời tất cả các nhà hàng KFC trên khắp nước này sau khi hơn 200 khách hàng có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và hàng chục người phải nhập viện.

Theo điều tra ban đầu, 35 nhân viên tại một nhà hàng không đạt tiêu chuẩn để xử lý thực phẩm, trong đó đa số đều không có kết quả kiểm tra y tế, không đúng theo luật quy định. Nhà hàng cũng thiếu khâu quản lý vệ sinh nội bộ.

 Một cửa hàng KFC tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ. (Ảnh: Bloomberg) 

Theo Reuters, thêm vào đó có 247 người đã được báo cáo có các triệu chứng như tiêu chảy và nôn mửa. Cửa hàng Zaisan đã phải ngừng hoạt động để kiểm tra, một quan chức cho biết.

“Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra các chi nhánh KFC khác từ ngày 18-21/2 và đình chỉ hoạt động của họ trong thời gian chúng tôi thực hiện điều tra”, cơ quan chính quyền nói thêm. Cơ quan quản lý cho biết họ đã đình chỉ tất cả các cửa hàng KFC trong khu vực.

KFC là một chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà rán. Với hơn 20.000 nhà hàng tại 109 quốc gia trên toàn thế giới, KFC là một trong những chuỗi nhà hàng ăn nhanh có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn nhất hiện nay.

KFC đã mở nhà hàng đầu tiên tại Mông Cổ vào năm 2013 và tất cả các nhà hàng của họ đều ở thủ đô. Các cửa hàng được quản lý bởi đối tác nhượng quyền là Tập đoàn Tavan Bogd của Mông Cổ.

“Chúng tôi vô cùng tiếc về những gì mà nhiều người đã phải chịu đựng, đặc biệt là khách hàng của chúng tôi ở cửa hàng Zaisan và chúng tôi đang làm việc để hỗ trợ thành viên trong nhóm và khách hàng của chúng tôi trong thời gian khó khăn này,” một phát ngôn viên KFC toàn cầu nói với Reuters.


Theo SHTT/GĐPL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

SSI: 'Sacombank còn khoảng 84.200 tỷ đồng tài sản có vấn đề, giảm 5,5% so với năm 2017'

SSI ước tính rằng đến hết năm 2018, Sacombank vẫn còn khoảng 84.200 tỷ đồng tài sản có vấn đề, giảm 5,5% so với năm 2017 và chiếm khoảng 20,8% tổng tài sản, bao gồm 40.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC và 44.000 tỷ đồng các khoản phải thu lãi và phí phải thu. Kết quả này thấp hơn so với mức 24,2% tổng tài sản trong năm 2017.