Xem nhiều

Gần 80 căn hộ chung cư Sakura Tower không được cấp 'sổ hồng'

11/12/2018 16:15

Kinhte&Xahoi Với một loạt sai phạm đã bị "chỉ mặt" trong Kết luận của Thanh tra Chính phủ, gần 80 căn hộ sai phép tại chung cư Sakura Tower không được cấp sổ hồng, khiến người dân chịu thiệt.

Dân dài cổ chờ…"sổ hồng"

Như đã thông tin, chung cư Sakura Tower (47 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội) vừa bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) kết luận hàng loạt sai phạm. Không những thế, theo lời cư dân ở đây, việc chủ đầu tư là Công ty Hùng Tiến Kim Sơn chậm bàn giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) đã được phản ánh rất nhiều trong thời gian qua. Dù đã gửi đơn "kêu cứu" nhiều nơi nhưng sau nhiều năm nhận nhà về ở, nhiều chủ căn hộ vẫn chưa biết "mặt mũi" sổ hồng của mình như thế nào.

Căn hộ được xây thêm ở tầng 12 chung cư Sakura Tower.

Một người dân mua căn hộ tại tầng 21 chung cư Sakura Tower bức xúc cho biết: "Khi tìm hiểu mua căn hộ, chúng tôi được tư vấn rằng dự án đầy đủ hạng mục và chủ đầu tư rất mạnh về tài chính nên sau khi bàn giao nhà sẽ tiến hành làm sổ hồng nhanh chóng cho cư dân. Thế nhưng, từ năm 2013 dọn vào ở cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy sổ hồng đâu. Chủ đầu tư thì lấy lý do chậm các thủ tục hành chính của Nhà nước và không hề có sự cam kết nào cụ thể".

Theo kết luận của TTCP, trong tổng số 239 căn hộ để bán, 161 căn hộ đã được cấp sổ hồng, 78 căn hộ sai phép đã bán cho các hộ dân. Bà Phạm Thị Tuyết, một cư dân đang sinh sống ở tầng 12 cũng khẳng định: “Ở tầng này có 14 căn hộ, thì tất cả đều chưa được cấp sổ”.

Theo bà Tuyết, đối với cư dân tầng 12, khi nhận nhà không ai biết chủ đầu tư đã thay đổi công năng ở 2 đầu hành lang, chỉ biết nhận nhà đúng với diện tích và sơ đồ nhà của mình như trong hợp đồng, rồi chờ mãi không được cấp sổ. Hợp đồng mua bán chỉ là với từng căn hộ cụ thể. Chủ đầu tư bắt thanh toán hết tiền mới giao hợp đồng mua bán. Với không gian chung, chủ đầu tư thay đổi công năng thì cũng chịu. Hành lang chung cư tầng 12 đáng lẽ thông thoáng 2 đầu, không bị chắn, nhưng chủ đầu tư “tiện tay” tận dụng không gian xây luôn 2 căn hộ bán thêm.

Vì thay đổi công năng, cơ quan quản lý không chấp nhận sự thay đổi này, phạt chủ đầu tư và cũng vì lý do đó mà đến giờ dân vẫn "dài cổ" chờ sổ hồng.

"Cho đến giờ, chúng tôi muốn vay ngân hàng hay làm ăn gì đó hoặc cho con cái đi du học nhưng sổ hồng chả có, tất cả chỉ có mỗi hợp đồng mua bán. Thậm chí, có những hộ muốn bán chuyển đi nơi khác cũng đành chịu, cuối cùng chỉ biết cho thuê”, một cư dân ở tầng 12B chung cư Sakura Tower ngán ngẩm cho biết.

Chung cư Sakura Tower.

Theo quy định, việc cấp sổ hồng chung cư sẽ được thực hiện khi chủ đầu tư đã hoàn công công trình và hoàn thành các tiện ích khác. Vì thế, sau khi hoàn tất hồ sơ hoàn công mới thực hiện được hồ sơ cấp sổ hồng cho từng căn hộ. Một khi chủ đầu tư chậm hoàn thiện công trình như thiết kế đã được phê duyệt sẽ dẫn đến tình trạng chậm hoàn tất hồ sơ làm sổ hồng.

Trường hợp chung cư đã bàn giao nhiều năm mà chưa có sổ hồng, có thể do chủ đầu tư đã không thực hiện như cam kết là xây dựng các công trình tiện ích, công trình xã hội, dẫn đến việc không đủ điều kiện làm hồ sơ cấp sổ hồng. Hoặc do chủ đầu tư không làm đúng theo phê duyệt dự án, nên xảy ra vướng mắc. Nhưng dù là lý do gì thì người chịu thiệt cuối cùng vẫn là người mua nhà.

Đối với trường hợp của chung cư Sakura Tower 47 Vũ Trọng Phụng, kết luận TTCP đã chỉ rõ vi phạm của chủ đầu tư. Cụ thể: Tổng số có 239 căn hộ để bán, trong đó 161 căn hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. 78 căn hộ sai phép đã bán cho các hộ dân. Số căn hộ xây dựng sai phép chủ đầu tư chưa làm việc với cơ quan chức năng để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Chủ đầu tư "mất tích"?

Điều đáng nói là, trước nhiều sai phạm gây bức xúc này thì dường như không ai biết công ty CP Hùng Tiến Kim Sơn - chủ đầu tư chung cư Sakura Tower đang ở đâu?

Không ai biết chủ đầu tư Sakura Tower đang ở đâu?


Trước đó, trên một số trang mạng, vẫn ghi địa chỉ công ty CP Hùng Tiến Kim Sơn nằm ngay trong tòa nhà Sakura Tower 47 Vũ Trọng Phụng. PV Kiến Thức hỏi bảo vệ tòa nhà và được trả lời: “Hình như vẫn có ở tòa nhà". PV tiếp tục hỏi ban quản lý tòa nhà và được chỉ dẫn lên tầng 3, tuy nhiên tìm mãi vẫn không thấy có bất cứ biển tên công ty nào của Hùng Tiến Kim Sơn. Lễ tân tầng 3 tiếp tục chỉ dẫn xuống tầng 2. Nhưng sau khi PV xuống tầng 2, một nhân viên lễ tân khác của công ty Anpha Nam lại khẳng định với PV rằng Công ty Hùng Tiến Kim Sơn đã chuyển về Hưng Yên. Mặt khác, nhân viên lễ tân này khẳng định, công ty Hùng Tiến Kim Sơn đã không còn là thành viên của AlphaNam nữa.

Lòng vòng quanh tòa nhà hết cả buổi vẫn không tìm gặp được chủ đầu tư, hết cách, PV đành photo giấy giới thiệu và thẻ nhà báo, nhờ lễ tân tòa nhà chuyển giùm tới Hùng Tiến Kim Sơn, đặt lịch làm việc và yêu cầu trả lời về một số vấn đề đang được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, đã nhiều ngày trôi qua, PV vẫn không nhận được phản hồi của doanh nghiệp này.

 

Theo Kiến Thức/GĐ&PL


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nghệ An: Đổi 100 USD bị phạt 40 triệu đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với một phụ nữ tại Thị xã Thái Hòa (Nghệ An) vì hành vi “mua bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau”.

Đổi USD ở đâu là hợp pháp?

Đổi ngoại tệ thành Việt Nam đồng là một giao dịch tương đối phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết quy định của pháp luật về vấn đề này.

Năm 2018: Dư nợ tín dụng có thể tăng 15,22%

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,52% trong Quý IV/2018 và tăng 15,22% trong năm 2018 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay được các tổ chức tín dụng (TCTD) dự báo tiếp tục duy trì ổn định trong Quý IV/2018 và cả năm 2018.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com