Xem nhiều

Hà Nội “bêu tên” hàng loạt đại gia địa ốc “chây ì” bàn giao quỹ bảo trì chung cư

27/11/2018 15:50

Kinhte&Xahoi Sở Xây dựng TP Hà Nội vừa có thông báo về việc công khai danh sách các chủ đầu tư “chây ì” bàn giao khoản kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho Ban quản trị năm 2018.

Hàng loạt đại gia địa ốc “chây ì” bàn giao quỹ bảo trì chung cư

Cụ thể, Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết, năm 2018 Sở Xây dựng đã có báo cáo UBND Thành phố đề nghị ban hành văn bản yêu cầu các chủ đầu tư bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị. 

Tuy nhiên, đến thời điểm này, các chủ đầu tư vẫn chưa nghiêm túc thực hiện đầy đủ trách nhiệm nên Sở Xây dựng thông báo công khai các chủ đầu tư chưa thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ Xây dựng trong việc bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho Ban quản trị nhà chung cư.

Chủ đầu tư chung cư Nam Xa La "chây ì" bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị chung cư.

Theo đó, các chủ đầu tư có tên trong danh sách gồm: Công ty CP Xây dựng số 3 (Vinaconex 3) - Chủ đầu tư Dự án xây dựng nhà chung cư CT1 Khu nhà ở Trung Văn (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm). 

Công ty CP Sông Đà - Thăng Long và Công ty CP Đầu tư xây dựng Ba Đình số 1 - Chủ đầu tư nhà chung cư CT5B Khu đô thị Văn Khê (phường La Khê, quận Hà Đông). 

Công ty CP Sông Đà 1 - Chủ đầu tư nhà chung cư CT4 Khu đô thị Văn Khê (phường La Khê, quận Hà Đông). 

Công ty CP tập đoàn Bắc Hà - Chủ đầu tư cụm nhà chung cư Bắc Hà C14 (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm). 

Công ty CP Cơ khí xây dựng số 18 (COMA 18) - Chủ đầu tư nhà chung cư Westa (phường Mộ Lao, quận Hà Đông). 

Liên doanh Công ty CP đầu tư kinh doanh và phát triển hạ tầng Phúc Hà với Công ty CP Đầu tư và xây dựng Việt Nam (Vinaconi) - Chủ đầu tư dự án chung cư Nam Xa La (phường Phúc La, quận Hà Đông).

Văn bản thông báo của Sở Xây dựng TP Hà Nội về việc công khai danh sách các CĐT "chây ì" bàn giao quỹ bào trì chung cư.

Công ty CP Xây dựng số 1 Sông Hồng - Chủ đầu tư dự án nhà chung cư CT3 Trung Văn (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm). 

Công ty CP Sông Đà 1.01 - Chủ đầu tư dự án chung cư Hemisco (phường Phúc La, quận Hà Đông).

Công ty CP Xây dựng số 2 Vinaconex - Chủ đầu tư Tòa tháp C1-VC2 Golden Silk Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai). 

Khởi tố hành vi chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư trái quy định 

Cũng liên quan đến tình trạng kinh phí bảo trì chung cư bị chiếm dụng, sử dụng sai quy định, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư. 

Tại chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ chỉ ra một số bất cập trong công tác quản lý nhà chung cư như tình trạng tranh chấp, khiếu nại liên quan đến tổ chức hội nghị nhà chung cư, ban quản trị, chọn đơn vị quản lý vận hành, tính diện tích chung - riêng, sử dụng quỹ bảo trì, phòng cháy chữa cháy... làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của địa phương và tạo dư luận không tốt trong cư dân. 

Về tình trạng chiếm dụng quỹ bảo trì, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức cưỡng chế thu hồi quỹ, xử lý nghiêm các trường hợp thành viên Ban quản trị sử dụng khoản kinh phí này trái quy định. 

Cư dân Star City căng băng rôn, xuống đường “đòi” chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì.

 

Đồng thời Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm các chủ thể có hành vi nghiêm trọng trong quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư, đặc biệt là hành vi chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trái quy định pháp luật. 

Thực tế, việc các chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì là một trong những tranh chấp dai dẳng, khó giải quyết nhất thời gian qua tại nhiều dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội, từ chung cư giá rẻ cho đến cao cấp. Tại nhiều chung cư, cư dân nhiều lần căng băng rôn, xuống đường “đòi” chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì. 

Trước đó, trong một báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng chỉ ra 8 loại tranh chấp chung cư cơ bản, trong đó có tới 36% tranh chấp liên quan đến phí bảo trì (trên 108 dự án có tranh chấp). 

Điển hình có thể kể đến như tại Hà Nội: Chung cư Hateco Hoàng Mai, Star City 81 Lê Văn Lương, 310 Minh Khai, Hồ Gươm Plaza…. Tại TP. HCM: dự án Hoàng Anh River View, chung cư Khánh Hội 2, chung cư The Morning Star, chung cư Investco-Babylon, New Sài Gòn...

 

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đổi USD ở đâu là hợp pháp?

Đổi ngoại tệ thành Việt Nam đồng là một giao dịch tương đối phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết quy định của pháp luật về vấn đề này.

Năm 2018: Dư nợ tín dụng có thể tăng 15,22%

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,52% trong Quý IV/2018 và tăng 15,22% trong năm 2018 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay được các tổ chức tín dụng (TCTD) dự báo tiếp tục duy trì ổn định trong Quý IV/2018 và cả năm 2018.

Nở rộ cho vay online biến tướng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, nắm bắt tình trạng của tín dụng đen và cũng đã có báo cáo, kiến nghị để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành có giải pháp quản lý chung đối với hoạt động tín dụng, tránh hiện tượng tín dụng đen.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com