Xem nhiều

Hà Nội gặp vướng mắc gì trong thực hiện đổi mới chương trình và SGK?

15/02/2023 17:04

Kinhte&Xahoi Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 về "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" trên địa bàn TP Hà Nội đã góp phần tích cực thay đổi diện mạo ngành GD&ĐT Thủ đô. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn về cơ sở vật chất cũng như nhân lực.

Đoàn ĐBQH TP Hà Nội nắm bắt tình hình dạy và học theo chương trình sách giáo khoa mới và giáo dục phổ thông 2018 tại Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa).
 

Vừa qua, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội chỉ ra qua các cuộc giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT) trên địa bàn TP Hà Nội.

Đoàn giám sát do Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai, Phó trưởng đoàn giám sát chủ trì. Tham gia Đoàn có Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn (ĐB Quốc hội Đoàn TP Hà Nội).

Đoàn đã giám sát tại một số đơn vị trường học, quận, huyện trên địa bàn TP và giám sát tại UBND TP Hà Nội.

Chất lượng học sinh đảm bảo đầu ra

 Qua giám sát, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội ghi nhận, sau một thời gian khi thực hiện 2 Nghị quyết nói trên, diện mạo ngành GD&ĐT Thủ đô đã thay đổi. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trình độ sử dụng công nghệ thông tin. UBND TP đã tập trung chỉ đạo triển khai công tác chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cấp tiểu học (đối với lớp 1,2,3), cấp THCS (đối với lớp 6,7) cấp THPT (đối với lớp 10); khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Tất cả các trường tiểu học, THCS đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1,2,6 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, có một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn sách giáo khoa được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, có sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh học sinh... 100% giáo viên dạy lớp các lớp theo Chương trình GDPT 2018 được tập huấn đầy đủ nội dung Chương trình sách giáo khoa, kĩ thuật, phương pháp dạy học; đảm bảo đủ điều kiện theo quy định...

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại buổi làm việc ở quận Đống Đa
 

Tuy nhiên, theo ý kiến ghi nhận từ một số đơn vị được giám sát cho thấy, trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa và giáo dục phổ thông còn một số khó khăn, vướng mắc.

Còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số phân môn

 Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, nhiều khu đô thị không có trường học nên nhiều trường chịu áp lực tuyển sinh vì dân số cơ học tăng nhanh; diện tích đất quy hoạch tại nhiều trường trong các quận trung tâm chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Một số trường học, sĩ số học sinh/lớp còn cao; một số cơ sở giáo dục tại các huyện ngoại thành nguồn lực tài chính còn hạn hẹp nên việc đầu tư cho mua sắm thiết bị dạy học phòng học, phòng chức năng còn hạn chế, khó đáp ứng ngay quy định...

Tại quận Đống Đa, theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Đống Đa, mật độ dân số của quận cao nên ở một số trường và một số lớp sĩ số học sinh/lớp vượt quá quy định dẫn đến hiệu quả giáo dục còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị một số trường còn thiếu, chưa đồng bộ, đang xuống cấp, chưa có đủ phòng học chức năng theo yêu cầu.

Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa) Đào Thị Hồng Hạnh thông tin: Thiết bị dạy học tại trường còn thiếu, nhà trường đã khắc phục bằng việc sử dụng trang thiết bị còn phù hợp của chương trình giáo dục phổ thông cũ. Đồng thời, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, sử dụng kho học liệu điện tử bài giảng, khai thác nguồn tài nguyên trên các trang của Bộ GD&ĐT...

Đối Trường Tiểu học Trung Thành (huyện Gia Lâm), cô giáo Ngô Thị Hường-Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hiện trang thiết bị dạy học của trường chưa đầy đủ. Trường vẫn cố gắng sử dụng trang thiết bị cũ của Chương trình giáo dục 2016 và phát huy sáng tạo của giáo viên để tự làm đồ dùng dạy học trong tổ, khối, nhà trường. Vì vậy, mong TP, Bộ GD&ĐT sớm có giải pháp hỗ trợ trang thiết bị dạy học cho khối 3, 4.

Bên cạnh đó theo Sở GD-ĐT Hà Nội, khó khăn trong thực hiện 2 Nghị quyết là bất cập về đội ngũ. Giáo viên dạy riêng thành phân môn sẽ gặp khó khăn trong việc bố trí vì kiến thức có sự đan cài khá chặt chẽ, nhưng để cho 1 giáo viên dạy cùng lúc cả ba phân môn hiệu quả sẽ không cao; tình trạng thừa thiếu cục bộ, ở một số giáo viên đơn môn thì thừa trong khi giáo viên bộ môn Nghệ thuật sẽ thiếu. Việc đưa môn Nghệ thuật vào chương trình cấp THPT cần bổ sung giáo viên. Hoặc nội dung môn Giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đưa vào những biên chế phân bổ chưa tính tới những môn này.

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn giám sát với UBND TP Hà Nội
 

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 88/2014/QH14 và Nghị quyết 51/2017/QH14, TP Hà Nội kiến nghị Quốc hội, Ủy ban TVQH cho phép tiếp tục bố trí nguồn lực để thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2021-2025;

Đề xuất Chính phủ quan tâm đến chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý, công chức tại các cơ quan quản lý ngành giáo dục; Cải cách chế độ tiền lương đối với viên chức ngành giáo dục để đảm bảo đời sống và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ ngành giáo dục. Đồng thời, xem xét lại quy định về độ tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS vì giáo viên lớn tuổi khó phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh các cấp học này.

Bộ GD&ĐT tiếp tục tăng cường chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng thực hiện chương trình GDPT tập trung vào các nội dung như: Phương pháp dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá; Chỉ đạo các trường Đại học Sư phạm có kế hoạch đào tạo giáo viên dạy các môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Cùng đó, ban hành cơ cấu định mức giáo viên theo bộ môn để các địa phương xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức cũng như kế hoạch cử đi đào tạo bồi dưỡng hằng năm.

Đoàn giám sát đã ghi nhận những kết quả đạt được cũng như một số hạn chế, khó khăn, kiến nghị, đề xuất của các đơn vị để tổng hợp, báo cáo Ủy ban TVQH.

Thịnh An - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

43 tỉnh, thành phố kết nối, cung cấp nông, lâm, thủy sản cho thị trường Hà Nội

Thời gian qua, thành phố thường xuyên trao đổi thông tin, giới thiệu các địa chỉ sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố để phối hợp công tác kết nối tiêu thụ nông, lâm, thủy sản... nhằm hỗ trợ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương.

https://kinhtedothi.vn/ha-noi-gap-vuong-mac-gi-trong-thuc-hien-doi-moi-chuong-trinh-va-sgk.html?fbclid=IwAR0m4dgXliEbiEbvLec3PbTuxgeoN3hm-Lsl8Umty9Vt2tIxYx7j1Ox9D4s

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com