Làm gì để thực thi Hiệp định EVFTA được thuận lợi?

02/07/2019 11:03

Kinhte&Xahoi Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ví như đã thông đường đi, tiếp theo cần thoáng về thể chế, không thể “bó tay, bó chân” doanh nghiệp (DN), bởi nếu luật pháp, cơ chế không theo kịp, thủ tục còn rắc rối… thì vẫn sẽ gây ra nhiều khó khăn.

Nếu có quốc gia khác đăng ký một nhãn hiệu nào đó của Việt Nam, châu Âu sẽ bảo hộ thương hiệu cho hàng Việt Nam

Thành lập Hội đồng DN Việt Nam - EU

Lợi ích kinh tế mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư mang lại là không bàn cãi khi nó sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư, loại bỏ thuế quan và mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng cả hai phía. EVFTA còn nâng cao các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ quyền lợi người lao động và bảo vệ môi trường.

Ông Nicolas Audier - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu  u tại Việt Nam (EuroCham), cho biết, rào cản cuối cùng chính là cuộc bỏ phiếu quyết định của Nghị viện châu  u (sẽ họp từ hôm nay - 2/7). Nhưng ngay từ bây giờ, việc quan trọng nhất là tăng cường nỗ lực nêu bật những lợi ích của Hiệp định này để đảm bảo rằng Hiệp định sẽ được phê chuẩn và thực thi sớm nhất có thể. 

Vị đại diện EuroCham cũng cho biết, Hiệp hội sẽ thành lập Hội đồng DN Việt Nam - EU và đề xuất Chương trình hợp tác cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ giao thương EU - Việt Nam và quan trọng nhất là mục tiêu thúc đẩy việc phê chuẩn, thực thi EVFTA. Đồng thời, khẳng định, 2 hiệp định là những điều khoản quan trọng, nên cần nhiều nguồn lực hơn để giới thiệu đầy đủ nội dung hiệp định tới các tỉnh, thành của Việt Nam.

Bà Cecilia Malmstrom - Cao ủy Thương mại châu âu cho rằng, cần thiết lập cơ chế để các bên liên quan đều có thể tham gia vào thực thi hiệp định này. Hiệp định sẽ mang lại giá trị cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam, nhất là trong trường hợp có các quốc gia khác đăng ký một nhãn hiệu nào đó của Việt Nam, châu  u sẽ bảo hộ thương hiệu cho Việt Nam như một số sản phẩm rượu, trà Mộc Châu... “Cơ hội này không chỉ của hôm nay mà còn mai sau. Hiệp định này sẽ thay thế cho 21 hiệp định thương mại đã có giữa Việt Nam và các nước thành viên EU”, bà Cecilia Malmstrom nhấn mạnh. 

Cao ủy châu  u về thương mại còn cho biết, EVFTA sẽ là ưu tiên hàng đầu của EU, không chỉ trong lĩnh vực thuế quan mà còn nhiều lĩnh vực lớn hơn nữa nếu có xảy chiến tranh thương mại hoặc có sự trả đũa về thuế quan giữa các quốc gia. Thậm chí, bà còn đề cập đến trường hợp nếu nhiều luật của Tổ chức Thương mại thế giới đã trở nên lỗi thời khiến tình trạng xuất khẩu trên toàn thế giới hỗn loạn thì EVFTA vẫn sẽ là công cụ để “nói chuyện” với các bên.  
 
“Thông thị trường, thoáng thể chế”

EVFTA sẽ là lực đẩy mạnh mẽ để đẩy nhanh hơn các DN từ EU đến Việt Nam. Do đó, theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thách thức trong cạnh tranh sẽ rất lớn cho DN Việt ngay tại sân nhà do hàng Việt Nam vào EU thuận lợi như thế nào thì hàng EU cũng vào Việt Nam thuận lợi như thế. 

“Nhưng sẽ không quá nghiêm trọng vì tôi tin nội lực của Việt Nam. Chúng ta đã mở cửa cho nhiều nước phát triển khác như Hàn Quốc, Nhật Bản… Đối với một số sản phẩm của Việt Nam mà năng lực cạnh tranh còn thấp thì các bên đàm phán cũng đã có lộ trình trong khoảng 3 năm hoặc 5-7 năm để có thể tính tới sự vươn lên của DN Việt”, lời  ông Lộc . Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội, DN Việt phải hiểu được các cam kết như thế nào để tận dụng, để DN cơ cấu lại thị trường, cơ cấu lại đối tác…?

Bên cạnh đó, theo các điều khoản của Hiệp định thì chi phí tuân thủ của các DN Việt Nam phải lớn mới đáp ứng được tiêu chuẩn của EU… “Đây sẽ là khó khăn đối với DN nên Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ DN đầu tư đổi mới công nghệ. Một mình DN khó vượt qua, đặc biệt các DN nhỏ và vừa” - ông Lộc lưu ý. 

Đặc biệt, ông Lộc nhấn mạnh, ký kết hiệp định này cũng như ký kết các hiệp định khác, đã thông về “đường đi”, tiếp theo cần thoáng về thể chế, không thể bó tay bó chân DN, luật lệ không theo kịp, thủ tục còn rắc rối thì vẫn sẽ gây ra nhiều khó khăn để có thể tận dụng tốt cơ hội này.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus