Xem nhiều

Phục hồi, phát triển kinh tế gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19

31/10/2021 11:38

Kinhte&Xahoi Những tháng cuối năm 2021, Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, quận, huyện, Thị xã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của Thành phố; Kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh trong ngành, lĩnh vực, trong các khu, cụm công nghiệp và địa phương. Đồng thời, đôn đốc quyết liệt công tác giải ngân vốn đầu tư công để kích thích kinh tế và thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân.

Thu ngân sách nhà nước 9 tháng tăng 8,1% so với cùng kỳ

Hà Nội có vị thế là Thủ đô - trái tim của cả nước, đồng thời là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù diện tích của Thành phố Hà Nội chỉ chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và dân số chỉ chiếm khoảng 8,5% dân số của cả ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước Hà Nội ngày càng khẳng định vị trí, vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển quan trọng của Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng Sông Hồng và của cả nước.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện và sâu rộng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đợt bùng phát lần thứ 4, với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Hà Nội là một trong những địa phương chịu tác động mạnh về mọi mặt của đời sống; từ ngày 27/4/2021, số ca nhiễm ghi nhận hơn 4.300 ca. Lãnh đạo Thành phố đã quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, nắm sát diễn biến dịch bệnh để áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng chống. Đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát; đời sống và sản xuất kinh doanh đã hoạt động trở lại.

Cùng với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, chính quyền Thành phố đã tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống cho người dân, người lao động, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19. Tính đến nay, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các cấp, các ngành của Thành phố Hà Nội đã chi hỗ trợ 1.550 tỷ đồng cho hơn 3,1 triệu người dân, người lao động, người nước ngoài, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Tác động của đại dịch đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. GRDP Quý III giảm 7,02% cùng kỳ chủ yếu do nhóm dịch vụ giảm 8,18% và công nghiệp - xây dựng giảm 6,76%; tuy nhiên, tính chung 9 tháng, GRDP vẫn tăng 1,28%, trong đó, tất cả các nhóm ngành đều tăng trưởng dương, tuy ở mức thấp, cụ thể: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3%; Công nghiệp và xây dựng tăng 1,88%; Dịch vụ tăng 0,85%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 2,24%.

Đại dịch làm tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhưng đồng thời cũng minh chứng tính bền vững và khẳng định khả năng phục hồi nhanh của kinh tế Thủ đô, thể hiện qua một số kết quả như: Thu NSNN 9 tháng đạt 177,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% cùng kỳ, đảm bảo cân đối cho chi ngân sách, nhất là chi đầu tư phát triển, phòng chống dịch bệnh và hỗ trợ ổn định an sinh xã hội. Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt ở mức 1,54% trong bối cảnh bán lẻ giảm 39,6% cùng kỳ và cung ứng hàng hóa có những khó khăn nhất định. Bất chấp khó khăn, Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng vẫn tăng 4,1%; sản xuất nông nghiệp tăng 4,39%. Hệ thống tín dụng, ngân hàng hoạt động ổn định và hiệu quả. Huy động vốn đạt 4,14 triệu tỷ đồng, tăng 7,42%; dư nợ hơn 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 9,38%; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 1,8%.

Điểm đến an toàn, hấp dẫn và ổn định cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài

Trong nhiều năm qua, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước; chính quyền Thành phố Hà Nội xác định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam; là động lực quan trọng để phát triển Thủ đô, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác.

Với mong muốn thu hút nhiều nguồn lực đầu tư vào Thủ đô, chính quyền Thành phố Hà Nội đã và đang tập trung tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thành phố đã thu hút được 6.625 dự án đầu tư nước ngoài đang còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký vào khoảng 48,7 tỷ USD;

Trong năm 2018 và năm 2019, Thành phố Hà Nội đã dẫn đầu trên cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với số vốn tương ứng là 7,5 tỷ USD và 8,67 tỷ USD; Năm 2020 Thành phố Hà Nội đứng thứ 3 trên cả nước với số vốn là 3,83 tỷ USD;

Trong 9 tháng đầu năm 2021, mặc dù Thành phố Hà Nội chịu nhiều tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng, lạc quan với môi trường đầu tư kinh doanh của Thành phố Hà Nội, đã đầu tư vào Hà Nội với số vốn đăng ký là 1,28 tỷ USD; qua đó đã đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế xã hội chung của Thành phố, với khoảng 10% tổng thu ngân sách của thành phố, 12,6% vốn đầu tư phát triển, 30% tổng việc làm và 45% tổng kim ngạch xuất nhập của cả Thành phố.

Đây là một minh chứng vững chắc về môi trường đầu tư kinh doanh của Thành phố Hà Nội, và là điểm đến an toàn, hấp dẫn và ổn định cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài.

Phục hồi, phát triển kinh tế gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19


Những tháng cuối năm 2021, Thành phố sẽ tiếp tục công tác phòng chống dịch Covid-19 với phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả" theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 và hướng dẫn của Bộ Y tế về phân loại cấp độ dịch. Duy trì tiêm vắc-xin theo kế hoạch nhằm đảm bảo độ phủ cao gắn với thực hiện các hướng dẫn an toàn phòng dịch để đảm bảo đời sống, sinh hoạt và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế.


Song song với đó là chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, quận, huyện, Thị xã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của Thành phố; Kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh trong ngành, lĩnh vực, trong các khu, cụm công nghiệp và địa phương. Đảm bảo cân đối ngân sách và điều hành ngân sách hiệu quả theo hướng chủ động, tích cực phục vụ mục tiêu phục hồi kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội. Đôn đốc quyết liệt công tác giải ngân vốn đầu tư công để kích thích kinh tế và thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân.

Triển khai mạnh mẽ các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó chú trọng các giải pháp như: Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức giải quyết nhanh thủ tục hành chính về đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, quy hoạch, xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường, y tế...Tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất giãn, hoãn, giảm thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc cho phép chậm nộp một số loại thuế để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Chỉ đạo các Hiệp hội doanh nghiệp, các Sở, Ban, ngành, quận, huyện, thị xã tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, chủ động giải quyết những đề xuất, kiến nghị thuộc thẩm quyền và báo cáo UBND Thành phố những vấn đề vượt thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại, khôi phục thị trường cũ và khai thác thị trường mới để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.


Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính; rà soát, rút gọn các quy trình thủ tục, nhất là các thủ tục liên thông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trên cơ sở khai thác cơ sở dữ liệu dân cư để đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho nhân dân, doanh nghiệp. Duy trì hiệu quả công tác đối ngoại; tăng cường quảng bá, giới thiệu về Thủ đô với hình ảnh thân thiện, an toàn, có trách nhiệm gắn với các kết quả tích cực trong phòng, chống dịch Covid-19. Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, thương mại; chuẩn bị tốt các điều kiện để đón làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư trên thế giới và trong khu vực. Triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 với mục tiêu trọng tâm theo hướng chủ động thích ứng với đại dịch, phục hồi và phát triển nhanh về kinh tế hướng tới mục tiêu kế hoạch 5 năm đã được Thành ủy, HĐND Thành phố quyết nghị.

Lê Hải - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

SHB bổ nhiệm ông Đỗ Quang Vinh làm Phó Tổng Giám đốc

Ngày 30/10/2021, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã chính thức bổ nhiệm ông Đỗ Quang Vinh làm Phó Tổng Giám đốc. Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại SHB như Giám đốc Khối Ngân hàng số, Phó Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ.

link bài gốc https://m.hanoi.gov.vn/web/guest/tintuc_sukien/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/7320/2848991/phuc-hoi-phat-trien-kinh-te-gan-voi-phong-chong-va-kiem-soat-dich-benh-covid-19.html?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com