Vụ hóa đơn tiền nước 23 triệu đồng/tháng: Nghi do vỡ ống ngầm

20/02/2019 09:35

Kinhte&Xahoi Với hóa đơn tiền nước 23 triệu đồng/tháng của gia đình chị Thu, Xí nghiệp nước sạch Cầu Giấy lý giải, do đường nước ngầm bị vỡ nên mới tiêu thụ hết 940m3 nước/tháng.

Liên quan đến sự việc hộ gia đình chị Vũ Thị Thu (chủ hộ 106B - C1 Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) phải trả tiền nước tháng 1/2019 lên đến 23,6 triệu đồng gây xôn xao dư luận, sáng 19/2, trao đổi với PV, ông Trần Xuân Cương - Giám đốc Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy (đơn vị cấp nước) cho biết, đơn vị đã nhận được đơn kiến nghị của chị Thu để đi kiểm định đồng hồ nước và đã tiếp nhận yêu cầu.

Một gia đình dùng 23 triệu đồng tiền nước/tháng ở Hà Nội.
Ảnh minh họa Trung bình sản lượng nước hàng tháng của gia đình chị Thu chỉ dao động từ 40m3/tháng - 70m3/tháng duy chỉ có tháng 1 đội lên 940m3 nước/tháng.

Trong sáng nay, đơn vị xuống nhà chị Thu để tiến hành lập biên bản, tháo dỡ đồng hồ nước mang đến Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Hà Nội để kiểm định theo đúng yêu cầu của chị Thu.

Theo ông Cương, việc mang đồng hồ nước đến Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Hà Nội nếu đồng hồ đúng thì gia đình chị Thu phải chịu mọi chi phí, đồng thời thanh toán hóa đơn tiền nước theo hợp đồng quy định. Còn nếu đồng hồ sai đơn vị sẽ chịu chi phí và có 2 phương án để thanh toán với khách hàng.

 Xí nghiệp nước sạch Cầu Giấy lý giải sản lượng nước tiêu thụ cao bất thường của gia đình chị Thu.

 "Nếu đồng hồ nước nhanh phía xí nghiệp nước sạch sẽ không được phép thu tiền lợi nhân lên đấy mà phải tạm tính bằng 2 tháng tiền nước liền kề cộng lại chia đôi. Còn nếu đồng hồ nước chậm hơn thì chúng tôi chỉ thu số tiền nước thực tế trên đồng hồ đó và phải thay đồng hồ mới", ông Cương nói.

Nói việc tiền nước tháng 1/2019 của nhà chị Thu tăng lên bất thường, ông Cương lý giải, khi nhân viên đi chốt hóa đơn nước thấy lượng nước nhà chị Thu tăng cao nên đã kiểm tra thì phát hiện thấy đường ống nước ngầm nhà chị Thu bị vỡ, nước chảy ra nền.

Trả lời thắc mắc của PV, nếu đường ống ngầm bị vỡ trong bếp với mức 940m3 nước sẽ phải ngập nhà và gia đình chị Thu sẽ biết, ông Cương cho rằng: "Chúng tôi không đào nền nhà của hộ dân nên không biết chính thức dưới nền nhà có gì? Nếu nền nhà có gần cống hay nên đất cốt ẩm, khả năng nước sẽ bị ngấm xuống rất nhiều. Còn khi kiểm tra chúng tôi có quay cả clip, nước chảy đẩy cả gạch lên".

Sáng 19/2, xí nghiệp nước xuống nhà chị Thu lập biên bản để mang đồng hồ nước đi kiểm định.

Ngoài ra, ông Cương cũng phân tích, hiện tại sự việc chưa rõ ràng bởi vậy việc nhờ trung tâm kiểm định đồng hồ nước đúng hay sai sẽ có kết luận. Một hộ dân bình thường tiền nước sẽ không cao như vậy? Nhưng hộ nhà chị Thu là hộ kinh doanh buôn bán cháo và lẩu nên tiền nước sẽ được tính giá kinh doanh là 25.000đ/m3 nên mới có giá hơn 23 triệu đồng trong tháng 1.

Khi PV, nhắc đến những tháng tiền nước trước đó của gia đình chị Thu, ông Cương cũng khẳng định, những tháng trước nhà chị Thu thấp, dao động từ 45,70,72m3/tháng. Duy chỉ có tháng 1/2019 tiền nước mới đội lên 940m3/tháng, cao bất thường như vậy?

Nói về những trường hợp khách hàng có hóa đơn tiền nước cao bất thường như này ông Cương chia sẻ, ở đây cũng có nhiều trường hợp xảy ra. Tuy nhiên, 90% hầu như là do khách hàng sử dụng chứ đồng hồ nước không có vấn đề gì. Chỉ có 10% xác suất do đồng hồ bị sai.

Xí nghiệp nước tháo đồng hồ nước nhà chị Thu đi kiểm định.

"Việc hộ gia đình chị Thu khi lên thắc mắc với đơn vị chúng tôi đã giải thích là do vỡ đường ống nước ngầm trong nhà nhưng sau đó không hiểu sao chị ấy lại ý kiến lên vậy", ông Cương nói.

Trước những câu trả lời của đơn vị cung cấp nước, sáng cùng ngày, chia sẻ với PV, chị Vũ Thị Thu cho biết, đơn vị nước nói vỡ đường ống nước ngầm trong nhà là không đúng. Đấy là đường nước thải chứ không phải là đường nước sạch.

Ngoài ra, chị Thu cũng cho hay, khi đi kiểm định đồng hồ nước đúng, chị sẽ yêu cầu kiểm định thêm xem 1h đồng hồ chạy được bao nhiêu khối. Cứ đúng theo giờ bơm thì số lượng nước nhà chị dùng 1 tháng không thể lên đến 940m3 như thế được.

 Chiếc đồng hồ nước được mang đi kiểm định.

"Gia đình tôi dù kinh doanh nhưng tháng cáo nhất cũng chỉ có 72m3, còn đâu chỉ dao động từ 40m3 -56m3/tháng. Chỉ có tháng 1/2019 là hóa đơn tiền nước đội lên 940m3, dù ngày Tết cũng không thể lên cao quá như vậy được", chị Thu nói.

Còn nhân viên quán của chị Thu khẳng định, chỗ nước trào lên ở viên gạch trong bếp là do nhân viên rửa bếp nên nước trào ra, khi lau nó lại khô.

Theo Đời sống Plus/GĐPL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

SSI: 'Sacombank còn khoảng 84.200 tỷ đồng tài sản có vấn đề, giảm 5,5% so với năm 2017'

SSI ước tính rằng đến hết năm 2018, Sacombank vẫn còn khoảng 84.200 tỷ đồng tài sản có vấn đề, giảm 5,5% so với năm 2017 và chiếm khoảng 20,8% tổng tài sản, bao gồm 40.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC và 44.000 tỷ đồng các khoản phải thu lãi và phí phải thu. Kết quả này thấp hơn so với mức 24,2% tổng tài sản trong năm 2017.