Xem nhiều

Vùng lũ ngoại thành Hà Nội: Nỗi lo bệnh tật

06/08/2018 10:27

Kinhte&Xahoi Sau hai tuần ngập sâu trong nước lũ, hiện nhiều vùng ở Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Nội), nước đã rút. Dù thế, nỗi lo bệnh tật, dịch bệnh đang bao trùm cả khu vực.

Rác thải tràn ngập

Sáng 5/8, khu vực đường dẫn vào trung tâm xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) đi qua thôn Nam Hài nhiều đoạn vẫn ngập sâu trong nước. Người dân đi qua khu vực vẫn phải lội nước quá đầu gối. Một vài xe đi qua vẫn chết máy. Trong làng, dù nước rút đã xuống khoảng một mét, nhưng bên trong nhiều ngôi nhà, nước vẫn ngập sâu sân, vườn. Nhiều khu vực giáp ranh bờ sông, rìa làng thậm chí nước vẫn ngập vào trong nhà. Bà Trịnh Thị Sửu, 62 tuổi, thôn Nam Hài, cho biết, nước rút xuống từ hôm qua, tuy nhiên, nay mới rút nhanh. Nhà bà có 11 người, thấy nước rút, 7 người đi sơ tán vừa trở về. Nhà bà có một ngôi nhà ở bìa làng, hiện nước vẫn ngập tới ngực. “Hai tuần nay chúng tôi ăn mì tôm. Hôm nào có điện thì cắm cơm. Hôm nào mất điện thì nấu bếp ga”, bà Sửu nói.

Ngày 5/8, nhiều khu vực ở xóm Bên Vôi, thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội vẫn ngập nước. Ảnh: Trường Phong.

Bà Sửu nhận định, năm nay ngập nặng hơn so với năm 2008. Thời gian ngập nước cũng lâu hơn. Bà bị nước ăn chân, giờ phải đi ủng. Nhìn dòng nước xanh vẩn đục phía trước cổng, bà cũng rất ngại, nhưng để đảm bảo vệ sinh môi trường, đành phải ra dọn. Bà Sửu cho biết, do địa hình trũng, nhiều năm bị ngập, nhưng nhà bà luôn xác định “sống chung với lũ”, cũng không muốn chuyển đi đâu. “Trũng thấp thì phải chịu thôi chứ biết làm sao”, bà Sửu nói. Chỉ tay vào khu vườn phía trước mặt vẫn ngập rác, bà nói, mấy hôm trước rác thải của khu vực thôn gặp nước, trôi nổi khắp làng, giờ tập kết vào một số khu vườn nhà, bốc mùi khó chịu. “Sợ nhất bây giờ là nước lũ rút đi, bệnh tiêu chảy, đau mắt hoành hành”, bà Sửu nói.


Thấy phóng viên, anh Nguyễn Tất Vinh, người thôn Nam Hài, nhiệt tình mang ra hai chiếc thuyền, lội nước kéo thuyền đưa phóng viên tiếp cận bãi rác ở trong làng đang trôi nổi. Anh bảo, người dân nhiều ngày nay sống chung với nước lũ trộn lẫn với rác thải từ bãi rác của làng, không chịu được nữa. “Chúng tôi cũng đã cố thu dọn, nhưng không xuể. Vài hôm nữa nước rút hết, tôi nhờ mấy anh em bộ đội vào thu dọn, chứ không thể sống được”, anh Vinh nói.

Thiệt hại nặng nề

Trước cổng làng Nam Hài, nước vẫn ngập quá đầu gối. Nhiều người dân đi lại vẫn phải dùng thuyền. Bà Ðỗ Thị Lan, 70 tuổi, dù trang bị ủng cao, vẫn không dám đi qua chỗ ngập. Bà Lan ở một mình, con cháu sơ tán sang khu vực khác hết nên nay nước rút, bà tính qua thăm cháu. Bà bảo, chưa bao giờ thấy nước lụt sâu như vậy. Nhiều người dân vẫn chân trần lội nước, thấy phóng viên, nhiều người bỏ dép, chìa bàn chân hoen trắng bởi nhiễm nước bẩn ngứa ngáy, khó chịu.


Gần trưa, ông Nguyễn Tất Sáng, 54 tuổi, gọi người mang bình gas đến để nấu cơm. Nhà ông sơ tán hết, chỉ mình ông ở nhà. Khoảng sân trước nhà hôm trước ngập sâu, nước tràn cả vào sàn nhà trên, nay đã rút hết. Trong nhà, tivi được ông để tạm lên bàn thờ, tủ lạnh được kê cao lên cả mét. Ngoài hiên, chục bao thóc cũng kê lên cao khoảng 1 mét. Ông bảo, vùng này bị ngập nhiều rồi, nên quen, phải kê thế mới đảm bảo. Trải qua nhiều trận lụt, ông Sáng cho rằng, đây là lần đầu tiên nước ngập sâu đến vậy. Ông so mực nước với cột hiên ở nhà, bảo, năm 2018 cao hơn mức ngập lịch sử năm 2008 gần chục xăng-ti-mét.

“Ngoài gây hại về nhà cửa, nước lụt còn khiến chúng tôi chẳng làm được gì. Người mang bệnh tật nữa. Ngày bình thường tôi đi làm được 300 nghìn đồng. Vợ con cũng đi làm. Giờ làm được gì đâu. Nhà tôi có đầu tư ao cá ngoài kia, mới bỏ hết 100 triệu cá giống, giờ mất trắng. Hai mẫu ruộng cũng không còn gì. Sau trận lũ, bà con đang sợ tái nghèo”, ông Sáng nói.

Nhà em trai ông Sáng, cũng ở thôn Nam Hài vẫn ngập ngang người. Trang trại đang nuôi cả nghìn con gà giống Ai Cập đẻ trị giá mấy trăm triệu đồng cũng phải sơ tán, thiệt hại chưa tính được.

Nhìn dòng nước rút chậm, ông Sáng bảo, phải cả tuần, cả tháng nước mới rút hết. Rồi tháng 7 mưa ngâu thì không đáng sợ, nhưng qua tháng 8 âm, mưa nhiều, sợ lại bị lụt chồng lụt. “Chưa đầy 10 tháng qua, Nam Hài này ngập 2 lần nặng rồi. Ðợt tới mưa nữa không biết thế nào”, ông Sáng thở dài. Ðiều đáng lo, theo ông Sáng, người dân thôn Nam Hài vẫn dùng nước giếng khơi. Ngập lụt mấy ngày qua, nước thải hòa lẫn với nước lũ ngấm xuống, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cao.

Kiến nghị di dân khỏi vùng rốn lũ

Trao đổi với phóng viên, ông Ðỗ Ðình Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến, cho biết, xã là địa bàn trũng, thấp nhất của huyện, nên khi mưa lớn cộng với nước từ thượng nguồn đổ về nhiều, cả xã bị ngập úng. Tính đến nay, vẫn còn vài trăm hộ gia đình bị ngập nước, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, dù đã được hỗ trợ, chu cấp nhiều đồ dùng thiết yếu. Theo ông Trung, chỉ đạo của UBND xã là nước rút đến đâu tập trung làm vệ sinh ngay đến đó, đảm bảo không để phát sinh dịch bệnh.

“Ðến nay, mới chỉ có những trường hợp bị ngứa, chứ chưa có ghi nhận việc phát sinh dịch bệnh”, ông Trung nói. Ông Trung cho biết, bản thân sinh ra và lớn lên ở thôn Nam Hài, nơi được gọi là rốn lũ của Chương Mỹ và của cả Hà Nội, nhà ông cũng ngập dịp này. Nhưng việc sơ tán, di dân đi đâu lại vô cùng khó, phải chờ đợi các cấp, các ngành cùng vào cuộc.

Trong cuộc thị sát vùng lũ và làm việc với UBND huyện Chương Mỹ của Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải ngày 4/8, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Ðinh Mạnh Hùng cho biết, do khu vực hữu Bùi phần lớn diện tích nằm trong vùng trũng thấp, bị ảnh hưởng nặng nề của lũ rừng ngang từ Hòa Bình, các huyện Quốc Oai, Thạch Thất dồn về và nước mưa nội địa, chưa có giải pháp triệt để. Một số xã nằm trong quy hoạch vùng thoát lũ nên đến khoảng năm 2019, 2020, bà con vẫn phải xác định buộc phải sống chung với lũ. Lãnh đạo huyện Chương Mỹ đề nghị thành phố sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới giao thông, cung cấp nước sạch, công trình công cộng. Huyện cũng đề nghị, thành phố đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống đê tả Bùi, hữu Bùi và nạo vét sông Bùi cho nước thoát nhanh hơn.

“Về lâu dài, huyện kiến nghị thành phố di dân ra khỏi khu vực thoát lũ”, ông Hùng nói. Về vấn đề này, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu các giải pháp về đê hữu Bùi, tả Bùi, cách bố trí dân cư, đồng thời phối hợp Bộ NN&PTNT đưa ra giải pháp căn cơ hơn để ổn định cuộc sống người dân.

1.800 hộ dân trở về nhà

Chiều 5/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội phát lệnh rút báo động 2 trên sông Bùi tại các xã ven đê thuộc huyện Chương Mỹ.

Theo thống kê, tại huyện Chương Mỹ, còn 3.173 người phải sơ tán; 4 trường học, 1 trạm y tế, 6 nhà văn hóa và 14 công trình di tích bị ngập, 1.800 hộ dân đi sơ tán đã trở về nhà. UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị tập trung hỗ trợ người dân lương thực, nước sạch, khám chữa bệnh. Ðồng thời huy động nhân dân tham gia thu gom rác thải, tổng vệ sinh môi trường, lau dọn nhà cửa…

HIỂU MINH 

 

Những ngày nước ngập, mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra tại chỗ. Việc đi vệ sinh cũng là một trở ngại. Có người đi nhờ ở những nhà cao hơn, không bị ngập, nhưng không thể nhờ mãi. "Chắc bạn này không ở quê, chưa gặp lũ lụt bao giờ", một người dân vùng ngập Quốc Oai đùa khi phóng viên hỏi về những khó khăn về chuyện vệ sinh cá nhân trong mùa lũ. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, ở các vùng ngập, nước thải sinh hoạt, rác thải con người, vật nuôi bị nước lũ hoà tan, trôi nổi nhiều nơi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh tật. 

 

 

Theo TP/KDPL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đẩy mạnh thu giữ tài sản đảm bảo, nhiều ngân hàng vẫn đang chật vật xử lý nợ xấu

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ thu hồi tài sản đảm bảo có giá trị hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng được tiến hành cho thấy tín hiệu tích cực trong quá trình xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng . Tuy nhiên, hiện nay, nhiều Ngân hàng vẫn còn đang rất khó khăn, chật vật với các khoản nợ xấu lớn, đặc biệt trong việc đấu giá tài sản đảm bảo.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com