Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Tân sinh viên: Cảnh giác với cám dỗ

26/10/2020 09:58

Kinhte&Xahoi Tân sinh viên các trường ĐH, CĐ đã và đang hoàn tất các thủ tục nhập học. Để hạn chế những rủi ro, cạm bẫy chốn thị thành, nhiều trường ĐH, CĐ đã đưa ra các cảnh báo để sinh viên đề phòng và tránh xa.

Cảnh báo chiêu “săn” sinh viên

Website, fanpage nhiều trường ĐH, CĐ những ngày qua đưa ra hàng loạt thông tin cảnh báo các chiêu thức lừa đảo với tân sinh viên mỗi mùa nhập học, từ tìm việc làm, phòng trọ hay các tệ nạn xã hội cờ bạc, cá độ đá banh, game online...

Trường Cao đẳng Lê Qúy Đôn, tỉnh Đồng Nai thông tin khá chi tiết về chiêu thức, mánh lới bọn lừa đảo dùng để “săn” tân sinh viên.

Cụ thể, nhà trường đưa ra khuyến cáo về việc sinh viên kiếm việc làm thêm như sau: “Nếu các em bắt gặp những tờ rơi tuyển dụng hấp dẫn kiểu “việc nhẹ, lương cao, không cần kinh nghiệm, được đào tạo” dán tràn lan trên bến xe bus, cột điện, cổng trường nhưng khi cầm hồ sơ xin việc mà họ bắt đóng tiền thủ tục, trang phục, hay thế chân đặt cọc… nhất định không làm nhé.

Đội hỗ trợ tân sinh viên tìm nhà trọ của Trường ĐH Văn Hiến.

Vì sau khi đóng tiền, các em sẽ được hứa hẹn vài ngày sau được gọi đi làm mà chờ hoài không thấy. Họ có thể cho đến làm những chỗ không phù hợp để ép khéo các em không chịu được, phải rút lui nghỉ việc, chịu mất tiền”.

Theo cảnh cáo từ trường ĐH, CĐ, thời gian qua nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính cũng ẩn nấp dưới nhiều hình thức khác nhau như bán hàng, phân phối sản phẩm... với lời mời hấp dẫn, vẽ ra bức tranh về sự giàu có, an nhàn, dễ dàng.

Tại đây, lợi nhuận không thực sự xuất phát từ việc kinh doanh bán sản phẩm mà chủ yếu từ việc mời chào lôi kéo thêm nhiều người tham gia đóng tiền và mình được hưởng phần trăm trên số tiền họ đóng.

Theo Facebook của PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cạm bẫy sinh viên dễ rơi vào nhất là “việc làm”, “thuê nhà trọ”, kế đến là các tệ nạn xã hội ẩn nấp dưới danh nghĩa dịch vụ giải trí.

“Là sinh viên năm đầu, ai cũng muốn tìm một công việc, ít thời gian nhưng vẫn kiếm được một chút thu nhập, không chỉ đỡ bố mẹ mà còn muốn trải nghiệm cuộc sống xã hội.

Lợi dụng điều này, các công ty hay đơn vị kinh doanh lừa đảo dễ dàng “móc túi” sinh viên bằng chiêu thức “Em cần đặt cọc tiền để giữ chỗ, nhỡ nhận việc mà không đi làm thì sao?”.

Cạm bẫy thứ hai chính là việc đi tìm nhà trọ. Các em khi đi thuê nhà trọ mà người dẫn đi xem nhà yêu cầu đặt tiền, hoặc phí môi giới nên tránh và tìm đến trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường cho an toàn.

“Có nhiều em bị đuổi học cũng chỉ vì mê game online, bán hàng đa cấp, cá độ bóng đá, cờ bạc thậm chí nghiện ma túy. Vì vậy, tân sinh viên cần phải có lộ trình học tập rõ ràng cho mình ngay từ ban đầu.

Hiện nhiều sinh viên quan niệm sai lầm vào đại học là “học đại” cho xong, có bằng rồi kiếm việc. Trên thực tế bước chân vào đại học, các em trở thành thuyền trưởng con thuyền tương lai của chính mình.

Do đó, sinh viên phải biết đích đến và lộ trình của mình là gì, từ đó có kế hoạch học tập rõ ràng trong 4 năm” - PGS.TS Đỗ Văn Dũng nhắn nhủ. 

Nhà trường phát thông báo về chiêu trò lừa tân sinh viên.

Đồng hành với sinh viên ngay từ những ngày đầu

Cũng theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, để hạn chế tối đa những điều không hay có thể xảy ra với tân sinh viên, Hội sinh viên, Trung tâm hỗ trợ sinh viên các trường cần phải chung vai với tân sinh viên ngay từ những ngày đầu các em bước chân lên TPHCM học tập.

“Đó có thể là việc hỗ trợ sinh viên tìm nhà trọ giá rẻ, an toàn để thuê. Hay  công việc bán thời gian dành cho các em thật sự có nhu cầu từ đối tác và quan hệ với các doanh nghiệp mà nhà trường đã xây dựng hoặc từ các Trung tâm hỗ trợ việc làm cho sinh viên của TP, quận, huyện... nhằm bảo đảm độ an toàn và tin cậy cao.

Cá nhân tôi tin, chỉ cần nhà trường chủ động, mỗi đoàn viên, sinh viên, tình nguyện viên của các trường xem mình là một người bạn của tân sinh viên, những rủi ro, cạm bẫy lừa đảo chốn thị thành với tân sinh viên sẽ giảm đi rất nhiều”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

Thạc sĩ Đặng Kiên Cường - Trưởng phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cũng nhìn nhận các hình thức lừa đảo thường hướng đến các em năm thứ nhất rất nhiều. Không ít sinh viên đã rơi vào những bẫy bán hàng đa cấp, du học ảo, gia sư..., ảnh hưởng việc học, liên lụy về tài chính.

Thạc sĩ Đặng Kiên Cường cho biết thêm: Dạy thêm là công việc lý tưởng cho sinh viên, chỉ 2 - 3 buổi/tuần, mỗi buổi được khoảng 100 nghìn đồng. Tuy vậy, đây cũng là kênh kiếm việc làm khiến không ít tân sinh viên “dở khóc dở cười” vì đặt niềm tin nhầm trung tâm gia sư.

Để lừa sinh viên, các trung tâm gia sư “rởm” sẽ yêu cầu phải nộp sơ yếu lý lịch, sau khi qua vòng phỏng vấn phải nộp tiền đặt cọc và ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi đi dạy vài ba hôm, gia đình học sinh sẽ gọi điện cho sinh viên yêu cầu không cần dạy nữa vì học sinh không hiểu bài. Khi các em đến trung tâm đòi lại tiền đặt cọc sẽ nhận được câu trả lời sinh viên không biết dạy học và hủy hợp đồng.

“Nhà trường thường xuyên đưa ra những cảnh báo về các chiêu thức lừa đảo, hình thức môi giới sinh viên tham gia vào đường dây bán hàng đa cấp, thậm chí là tệ nạn cờ bạc lên website, bản tin radio mỗi sáng.

Để hạn chế tối đa những rủi ro, nhà trường khuyến cáo tân sinh viên nên tìm đến các Trung tâm giới thiệu việc làm uy tín, hoặc đến Trung tâm hỗ trợ việc làm sinh viên của nhà trường nếu có nhu cầu tìm việc để được hỗ trợ, tư vấn.

Sinh viên cần tránh các trung tâm nhỏ, nằm ở các hẻm, thiếu tin cậy, đặc biệt không nên tin những lời quảng cáo đường mật trên mạng xã hội.

Với việc tìm kiếm phòng trọ, không chỉ Trường ĐH Nông Lâm TPHCM mà hầu như các trường đều có đội sinh viên tình nguyện hỗ trợ về vấn đề này nên chỉ cần tân sinh viên đề cao cảnh giác, cộng với sự chia sẻ từ phía Hội sinh viên, Trung tâm hỗ trợ sinh viên, những cám dỗ và lọc lừa chốn thị thành sẽ được hạn chế” - Thạc sĩ Cường nói.

Anh Tú  -  Theo Giáo dục & Thời đại

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/tan-sinh-vien-canh-giac-voi-cam-do-d138867.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com