Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Tắt tiếng Quốc ca tại lễ chào cờ là không thể chấp nhận được!

09/12/2021 11:01

Kinhte&Xahoi Sự việc kênh YouTube Next Sports tiếp sóng trận thi đấu bóng đá giữa hai đội Việt Nam - Lào tại giải AFF Cup 2020 tối 6/12 tắt âm thanh phần chào cờ của đội tuyển Việt Nam vì "lý do bản quyền" khiến dư luận có nhiều ý kiến bày tỏ bức xúc. Cùng với việc phân tích về quyền sở hữu trí tuệ, các chuyên gia pháp lý cũng cho rằng, tắt tiếng Quốc ca tại lễ chào cờ là không thể chấp nhận được.

Việc tắt tiếng Quốc ca ở phần chào cờ là không thể chấp nhận được, khiến khán giả Việt Nam bức xúc (Ảnh: ST)

Bản quyền âm nhạc trên nền tảng YouTube

 Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về sự việc tắt âm thanh phần chào cờ của đội tuyển Việt Nam vì "lý do bản quyền", Tiến sĩ luật học Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho biết: Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Còn quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Như vậy, bản ghi âm là đối tượng quyền liên quan đến tác giả.

Tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình) được bảo hộ quyền liên quan. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu đó là bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam hoặc bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của mình; Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm của mình được phân phối đến công chúng.

Tiến sỹ luật học Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP Hà Nội

“Quay trở lại trận đấu bóng đá gữa đội tuyển Việt Nam và Lào bị tắt tiếng Quốc ca, lý do đơn vị phát sóng đưa ra là: "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong khán giả thông cảm"... Như vậy đơn vị này cho rằng do ca khúc “Tiến quân ca” có thể gặp phải tranh cãi về vấn đề bản quyền âm nhạc trên nền tảng YouTube do đó đã chủ động tắt tiếng. Có thể hiểu vấn đề bản quyền ở đây là quyền liên quan mà đối tượng là bản ghi chứ không phải là quyền tác giả.

Về quyền tác giả thì ca khúc này được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác và đã hiến tặng cho Nhân dân và Tổ quốc. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ quản lý, phát huy giá trị ca khúc này. Những ai muốn làm các sản phẩm âm nhạc liên quan đến bài hát “Tiến quân ca” đều phải xin phép cơ quan giữ quyền tác giả, tác phẩm.

Còn về quyền liên quan đến tác giả, đối với các bản ghi âm ca khúc này sẽ thuộc về các đơn vị sản xuất khác nhau (đơn vị bỏ tiền ra sản xuất và đăng ký bản quyền). Đơn vị sản xuất giữ bản quyền ghi âm ca khúc này có quyền sở hữu đối với bản ghi này, bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này đều phải xin phép chủ sở hữu và đơn vị này có thể ủy quyền cho một đơn vị khác quản lý và khai thác bản ghi đó.

Với người Việt Nam thì ca khúc Tiến quân ca có ý nghĩa rất lớn và việc không được nghe ca khúc này tại lễ chào cờ một trận bóng đá của đội tuyển quốc gia là khó có thể chấp nhận được”, Luật sư Đặng Văn Cường bày tỏ.

Việc tắt âm thanh Quốc ca là phản cảm

 Cùng có quan điểm trên, luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm cho rằng, việc tắt âm thanh Quốc ca vì "lý do bản quyền" khi tiếp sóng tường thuật trực tiếp trận thi đấu bóng đá giữa hai đội Việt Nam - Lào tại giải AFF Cup 2020 tối 6/12 là phản cảm.

“Ở đây là vấn đề phối hợp giữa các đơn vị không được chặt chẽ. Chủ kênh YouTube Next Sports nếu là đơn vị chuyên nghiệp cần phải chuẩn bị tốt trước khi phát sóng. Họ có thể làm việc hoặc trao đổi với VFF hoặc Ban Tổ chức AFF Cup 2020 về vấn đề bản ghi nhạc Quốc ca sử dụng trong nghi thức chào cờ trước trận tuyển Việt Nam - Lào. Qua sự việc này, các bên phải rút kinh nghiệm, việc tắt Quốc ca là không chấp nhận được”, luật sư Trương Anh Tú cho biết.

Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm

Theo Luật sư Trương Anh Tú, nếu Hồ Gươm Audio là nhà sản xuất bản ghi âm Tiến quân ca thì người được bảo hộ quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đó; Tức là Hồ Gươm Media là chủ sở hữu bản ghi này (nếu là đơn vị đầu tư). Hồ Gươm Audio uỷ quyền cho BH Media đưa bản ghi này lên nền tảng YouTube.

Dựa theo Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền của Hồ Gươm Media như sau: Có quyền tài sản đối với bản ghi âm, ghi hình nhưng không có quyền nhân thân; Các quyền tài sản đó bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các hành vi sau: Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm ghi hình; Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao bản ghi âm thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Cũng cần lưu ý quyền của Hồ Gươm Media có đối tượng chính là bản ghi âm Tiến quân ca chứ không bao trùm nhiều loại đối tượng khác nhau như cuộc biểu diễn cũng như tác phẩm Tiến quân ca được sử dụng để tạo ra bản ghi âm đó hay những nội dung chứa đựng trong bản ghi âm này nói chung.

Như vậy, cần tách bạch khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm Tiến quân ca và quyền sở hữu đối với bản ghi bài hát Tiến quân ca của Hồ Gươm Media. Chính vì sự nhầm lẫn này đã nảy sinh thắc mắc, tranh cãi trong thời gian qua.

“Có lẽ nhiều người cho rằng, bản thân tác phẩm Tiến quân ca đã quá nổi tiếng, ra đời từ rất lâu rồi, mọi bản ghi âm, ghi hình hay những bản hòa âm phối khí mới nào đó chỉ là làm mới từ tác phẩm gốc đã phát từ năm 1944. Tuy nhiên, mọi sự sáng tạo cần được pháp luật bảo hộ, trên tinh thần là tôn vinh, nâng niu và bảo vệ mọi sự sáng tạo phục vụ đời sống xã hội. Đây là tinh thần chung của mọi công ước quốc tế cũng như hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Việc này có thể làm đảo lộn suy nghĩ của nhiều người nhưng chúng ta cũng nên làm quen với tinh thần pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đối với tác phẩm Tiến quân ca lại là Quốc ca, các bên liên quan nên có ứng xử đặc biệt, hướng tới Tổ quốc”, luật sư Tú nói.

Quốc ca sẽ không còn bị tắt tiếng ở các trận đấu của Đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2020

 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định, pháp luật Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam.

Liên quan tới sự việc, trang mạng xã hội chính thức của Next Media - đơn vị nắm bản quyền AFF Cup 2020 tại Việt Nam cho biết: “Thực hiện theo chỉ đạo kịp thời từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ ngày 7/12/2021, khán giả của Next Sports và người hâm mộ sẽ được hưởng thụ trọn vẹn, toàn bộ phần nghi lễ bao gồm Quốc ca trước mỗi trận đấu của đội tuyển Việt Nam trên mọi nền tảng phát sóng”.

 Thành Long - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tat-tieng-quoc-ca-tai-le-chao-co-la-khong-the-chap-nhan-duoc-185092.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com