Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019

31/12/2019 10:30

Kinhte&Xahoi Báo Tin tức trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019, do Ban biên tập Tin kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn:

1. Tăng trưởng GDP thuộc nhóm hàng đầu khu vực 

Việt Nam lần đầu tiên thử nghiệm phát sóng 5G trên mạng Viettel.

Năm 2019, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 7,03% trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược trong khu vực và trên thế giới gia tăng. Đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam hoàn thành tất cả 12/12 chỉ tiêu Quốc hội đề ra; trong đó xuất siêu đạt mức kỷ lục 9,94 tỷ USD, vốn FDI đăng ký đạt 38,02 tỷ USD - là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, bội chi ngân sách thấp, lạm phát dưới 3%. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát dưới 4%.

2. Ký các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư với EU sau 9 năm đàm phán

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Ngày 30/6/2019, Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức được ký kết tại Hà Nội. Đây là hai hiệp định thương mại, đầu tư thế hệ mới có quy mô lớn nhất, tiêu chuẩn cao nhất giữa Việt Nam và EU. Cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại là mức cắt giảm thuế cao nhất trong các FTA mà Việt Nam đã từng ký kết. Hiệp định EVIPA cũng có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư toàn cầu.

3. Lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về thu hút đầu tư nước ngoài

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina (Khu công nghiệp Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Ngày 20/8/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài (FDI) đến năm 2030”. Việc lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết chuyên đề về FDI đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao. Nghị quyết chỉ rõ ưu tiên chiến lược của Việt Nam trong thu hút FDI giai đoạn tới là các dự án có công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nghị quyết là tiền đề để Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới có chất lượng cao hơn.

4. Việt Nam tăng 10 bậc trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019

Dây chuyền hàn khung xe ô tô tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Ngày 9/10/2019, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng 10 bậc, từ mức xếp hạng 77 của năm 2018  lên mức xếp hạng 67 trong năm 2019. Lần đầu tiên, Việt Nam đã vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới trong số 141 nền kinh tế được xếp hạng. Việt Nam cũng được ghi nhận là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu. Đây là kết quả của những nỗ lực bền bỉ trong công cuộc cải cách mà Chính phủ Việt Nam đang tiến hành với bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại đang khiến kinh tế thế giới có nhiều bất ổn. Cùng với sự đánh giá của WEF, những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được nhiều tổ chức và truyền thông quốc tế đánh giá cao với hàng loạt thông tin tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam.

5. Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên diện rộng 

Lực lượng chức năng chôn lấp, rắc vôi bột tiêu hủy lợn bệnh. Ảnh Văn Long/TTXVN

Ngày 19/2/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công bố thông tin Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Đây được xem là dịch bệnh nguy hiểm, hiện chưa có vắc xin phòng chống và chưa thể chữa trị. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định chưa có loại dịch nào gây ra tác hại lớn và khó khăn trong quá trình ứng phó như dịch tả lợn châu Phi. Toàn hệ thống chính trị đã quyết liệt trong công tác phòng chống dịch. Tính đến trung tuần tháng 12, tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là gần 6 triệu con với trọng lượng 342.802 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn cả nước. Dịch đã làm nguồn cung thịt lợn trên thị trường khan hiếm, đẩy giá thịt lợn tăng cao trong những tháng cuối năm.

6. Hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trước gần 2 năm

Ngày 22/5, UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Lễ công nhận xã Mường Phăng đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN

Ngày 19/10/2019, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Sau gần 10 năm, Chương trình đã thay đổi căn bản diện mạo nông thôn Việt Nam, vị thế người nông dân được nâng cao, đời sống cải thiện rõ nét, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được cơ cấu theo hướng hiện đại, bền vững hơn. Đặc biệt, chương trình đã huy động được nguồn lực lớn với 2,4 triệu tỷ đồng phát triển các thiết chế hạ tầng, sản xuất, đời sống, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn. Đến tháng 10/2019, cả nước đã có 4.665 xã, chiếm 52,4% tổng số xã của cả nước được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 2,4% so với mục tiêu đề ra. Với quan điểm "xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, chưa và không có điểm kết thúc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương và các ngành tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”.

7. Các ngân hàng thương mại với cuộc đua tăng vốn điều lệ

Hoạt động giao dịch tại VPBank. Ảnh: Lê Hoàng Tuấn.
 
Năm 2019 ghi nhận việc một loạt ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Hiện đã có 18 ngân hàng trong hệ thống đáp ứng chuẩn Basel II, trong đó có 16 ngân hàng trong nước và 2 ngân hàng nước ngoài. Basel II là chuẩn mực cao nhất được áp dụng tại nhiều quốc gia nhằm xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính... Tiêu chuẩn này sẽ giúp các ngân hàng thương mại đảm bảo các chỉ số vốn, yêu cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, góp phần củng cố nền tảng vững chắc cho hệ thống tài chính tín dụng và cho nền kinh tế.

8. Bùng nổ thị trường hàng không tư nhân


Ngày 16/1/2019, Hãng hàng không Bamboo Airways chính thức gia nhập thị trường hàng không với chuyến bay thương mại đầu tiên Tp. Hồ Chí Minh - Hà Nội. Sau 8 năm, Việt Nam lại có thêm một hãng hàng không mới ra đời, mở ra cuộc cạnh tranh giành thị phần nội địa giữa các hãng hàng không. Hiện có thêm Công ty cổ phần Hàng không Vinpear Air, Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines), Công ty cổ phần hàng không Ngôi sao Việt (Vietstar), Công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh (dự án Hãng hàng không Cánh Diều - Kite Airlines)... đang hoàn thành các thủ tục để khai thác thương mại. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư đào tạo nguồn nhân lực đặc thù của ngành hàng không như: thành lập Viện Đào tạo Hàng không Bamboo Airways, trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không Vinpearl Air, Học viện Hàng không Vietjet.

9.  Cơ hội bứt phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Xưởng thực hành Tự động hóa tại Trung tâm Đào tạo Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu/TTXVN

Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Với quan điểm tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á. Nghị quyết ra đời thể hiện Việt Nam chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

10. Khởi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Điểm đầu La Sơn, đây cũng là điểm cuối tuyến Cam Lộ - La Sơn. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Ngày 16/9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh khởi công Dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - La Sơn đi qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Đây là dự án đầu tiên trong 11 dự án thành phần của Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là công trình quốc gia ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2017-2020 đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư với tổng mức vốn là 118.716 tỷ đồng, bao gồm 55.000 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước, còn lại là nguồn vốn huy động ngoài ngân sách. Với tổng tuyến đường đầu tư khoảng 654 km, Dự án có vai trò quan trọng trong việc giải tỏa áp lực cho quốc lộ 1, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đã rõ 'món quà Giáng sinh' Triều Tiên dành cho Mỹ

Triều Tiên đang lên kế hoạch đưa ra một chính sách cứng rắn với Mỹ mà trong đó không loại trừ khả năng đưa vấn đề phi hạt nhân hóa ra khỏi bàn đàm phán với Mỹ. Thông tin mới nhất này trái ngược với những đồn đoán trước đó cho rằng, món quà Giáng sinh mà Triều Tiên tặng Mỹ sẽ là các vụ thử tên lửa.

Theo TTXVN https://baotintuc.vn/kinh-te/10-su-kien-noi-bat-cua-kinh-te-viet-nam-nam-2019-20191226083423230.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com