Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

10 sự kiện pháp luật nổi bật năm 2020

31/12/2020 17:24

Kinhte&Xahoi Năm 2020, người dân thế giới và trong nước chứng kiến nhiều đổi thay chưa từng có với nhiều cung bậc cảm xúc. Dưới đây là 10 sự kiện pháp luật nổi bật năm 2020 do Hội đồng Bình chọn các sự kiện tiêu biểu của Báo PLVN, gồm các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, luật sư, nhà báo có uy tín, bình chọn.

1. Đại dịch Covid - 19 đảo lộn cuộc sống, nhiều tình huống pháp lý mới được áp dụng

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đột ngột bùng phát khiến cả thế giới chao đảo, đặt tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, phải áp dụng những tình huống pháp lý chưa từng có tiền lệ. 

Lần đầu tiên, người dân Việt Nam được chứng kiến sự vào cuộc, phản ứng chính sách nhanh nhạy, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, đoàn kết của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dưới sự lãnh đạo hiệu quả của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trước tình hình dịch bệnh. 

Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, với tinh thần coi trọng sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Chính phủ yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định… Sau Chỉ thị 16, các hình thức cách ly theo từng cấp độ cũng được áp dụng tùy theo mức độ diễn tiến của tình hình dịch bệnh. 

Ngày 10/4/2020, Tòa án nhân huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã đưa 1 trường hợp ra xét xử theo thủ tục rút gọn và tuyên phạt 9 tháng tù về tội chống người thi hành công vụ chỉ vài ngày sau khi người này có hành vi không tuân thủ các yêu cầu của lực lượng kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19. Ngày 3/12/2020, lần đầu tiên một tiếp viên của Vietnam Airlines cũng bị khởi tố vì tội làm lây lan Covid-19…

Để chủ động ứng phó với dịch Covid-19, năm 2020, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam tiến hành họp trực tuyến kết hợp với họp trực tiếp. Các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự vận hành của xã hội, từ mua bán hàng hóa, học tập, làm việc của người dân… cũng lập tức được chuyển sang hình thức trực tuyến. 

Nhờ kịp thời áp dụng các tình huống pháp lý chưa từng có tiền lệ và kích hoạt hiệu quả hệ thống phòng, chống dịch, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia phòng, chống dịch Covid – 19 hiệu quả nhất thế giới. 

2. Tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng mọi mặt đời sống xã hội nhưng kết quả bầu nhân sự cấp ủy khoá mới tại Đại hội đảng bộ các cấp vừa qua cho thấy nhiều chủ trương lớn của Đảng đã được đẩy mạnh và thực hiện quyết liệt. 

Một trong những điểm mới tại dự thảo các Văn kiện Đại hội Đảng XIII được Đại hội các cấp quan tâm thảo luận là vấn đề thể chế. Ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định có ý nghĩa, giá trị lâu dài, vẫn còn nguyên giá trị và sẽ được cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, so với Đại hội XII, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII mở rộng phạm vi thành thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính; thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực.

Tại 624 đại hội cấp trên cơ sở, các cấp ủy bầu được 16.355 cấp ủy viên, 4.896 đồng chí ủy viên ban thường vụ. Trong đó, tỷ lệ cấp ủy viên tham gia lần đầu đạt 23,1%, tỷ lệ nữ là 15,07%, người dân tộc thiểu số 8,49%, dưới 40 tuổi là 13,23%... Các đảng bộ trực thuộc Trung ương đã bầu 3.330 người vào Ban chấp hành khóa mới, trong đó 1.084 nhân sự tham gia lần đầu. 67 đại hội đã bầu đủ 1.381 đại biểu chính thức và 131 đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, dự kiến diễn ra từ ngày 25/1 – 2/2/2021.

Thành công của đại hội thể hiện năng lực, sự đoàn kết của cấp ủy, sự lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của nhiệm kỳ trước, là bước khởi động quan trọng, tạo động lực cho nhiệm kỳ mới.

3. Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất, Thương hiệu quốc gia tăng nhanh nhất thế giới

Với việc khống chế thành công dịch Covid-19 ở cả hai đợt dịch bùng phát, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phục trong việc thực hiện mục tiêu “kép”, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đặc biệt với việc kịp thời đưa ra các gói hỗ trợ kinh tế (gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất; giảm thuế, phí; giảm lãi suất, hỗ trợ DN và người lao động..), kinh tế Việt Nam năm 2020 đã vượt đáy ngoạn mục, trở thành một trong số ít nước có tăng trưởng dương trong năm Covid-19.

Báo cáo về kinh tế toàn cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu -4.4% trong năm 2020. IMF dự báo Việt Nam là nền kinh tế mới nổi duy nhất nằm trong nhóm ASEAN-5 có GDP tăng trưởng dương trong năm 2020.  Mới đây nhất Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho năm 2020 của Việt Nam  từ 1,8% lên 2,3% do đẩy mạnh đầu tư công, tiêu dùng trong nước phục hồi, Tổ chức này cũng dự báo GDP của Việt Nam trong năm 2021 là 6,1%.

Theo báo cáo Thương hiệu Quốc gia năm 2020 (Nation Brands 2020) của hãng định giá thương hiệu Anh Brand Finance vừa công bố, Việt Nam nổi lên là “thiên đường” sản xuất mới tại Đông Nam Á và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2020. Hãng định giá thương hiệu của Anh nhận định giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng 29% so với năm ngoái, lên tới 319 tỷ USD. Nhờ đó Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.

4. Chính thức thực thi EVFTA và “mở cửa” vào khu vực kinh tế lớn nhất thế giới

Kể từ ngày 1/8/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Có thể nói EVFTA là một trong những Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia, với nhiều cam kết sâu, rộng, bao hàm cả những nội dung truyền thống và phi truyền thống. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các ngành hàng đã tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu, lập nên một kỷ lục xuất siêu cho Việt Nam. Đây là hiệp định được chờ đợi sẽ thay đổi mạnh cho kinh tế Việt Nam cả về lượng và chất. 

Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia đã chính thức được ký kết sau 8 năm đàm phán. Đây được đánh giá là một khu vực có thị trường lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP khoảng 27 nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư và hài hòa quy tắc xuất xứ giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, việc thiết lập Hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực. 

5. Đại hội thi đua yêu nước khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc

Với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X diễn ra tháng 12/2020 với sự tham dự của 2.300 đại biểu là một sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, một dấu mốc trên con đường phát triển của phong trào thi đua yêu nước của cả nước. Phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Công tác thi đua khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng”. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng nhận định, những thành tích đạt được trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của các phong trào thi đua yêu nước. Các phong trào thi đua đã bám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị gắn với “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thi đua lập thành tích nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, đặc biệt là thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng… Phong trào thi đua yêu nước đã thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, trí tuệ, sáng kiến, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. 

6. Việt Nam đảm nhận thành công trọng trách Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Năm Chủ tịch AIPA và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc

Thành công toàn diện, vang dội của các sự kiện này là một đỉnh cao thắng lợi mới của đường lối đối ngoại đa phương của Việt Nam. Đặc biệt, trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, rất nhiều cái “đầu tiên” đã được sáng tạo để hoàn thành các mục tiêu đề ra: số lượng các hội nghị tăng lên để kịp thời ứng phó Covid-19, Hội nghị cấp cao ASEAN lần đầu tiên đã họp ba lần trong năm thay vì hai lần theo thông lệ; nhiều Hội nghị cấp cao, Hội nghị cấp Bộ trưởng lần đầu được tổ chức trực tuyến; và đặc biệt, nhiều văn kiện quan trọng của ASEAN cũng được ký kết trực tuyến lần đầu tiên.

Cũng trong năm 2020, với vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, Việt Nam đã đề xuất Liên Hợp quốc thông qua Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh vào ngày 27/12 hàng năm. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây thiệt hại về người và các tác động chưa từng có tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia, đề xuất của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của toàn bộ các nước thành viên Liên Hợp quốc. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua.

7. Diễn đàn chính trị pháp lý tầm quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng tại Việt Nam”

Thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các ban, bộ, ngành có liên quan tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng tại Việt Nam” ngày 30/11/2020 tại Hà Nội. Hội thảo là diễn đàn chính trị pháp lý ở tầm quốc gia để nhận diện một cách đầy đủ, hệ thống, sâu sắc và toàn diện hơn nữa Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; đánh giá kết quả và kinh nghiệm vận dụng Tư tưởng của Người trong sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp Đổi mới vừa qua, đồng thời khẳng định tính thời sự cùng những chỉ dẫn vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 sắp tới. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng một số Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự và chủ trì Hội thảo. Hội thảo thu hút được sự quan tâm và hưởng ứng đông đảo của các ban, bộ, ngành trung ương, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách cùng các cơ quan truyền thông, báo chí. 

Hội thảo góp phần lan tỏa rộng rãi những chỉ dẫn vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho thế hệ cán bộ hiện nay về tư tưởng lấy dân làm gốc; về yêu cầu xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt, một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trên nền tảng “thần linh pháp quyền” của Hiến pháp dân chủ và các đạo luật với tinh thần “việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm; việc gì có hại đến dân, phải hết sức tránh”; về yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật chứa đựng những giá trị công bằng, nhân văn, chính nghĩa, vì nhân dân lao động và vì con người, được tổ chức thực hiện nghiêm minh, để “giữ gìn quyền lợi của nhân dân” và duy trì trật tự xã hội. 

8. Tiếp tục công cuộc chống tham nhũng không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Năm 2020, công cuộc phòng chống tham nhũng tiếp tục có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả quan trọng, rõ rệt. Trung ương đã xử lý nghiêm khắc các ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên TƯ có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật. Công cuộc phòng, chống tham nhũng được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình đánh giá cao, cộng đồng quốc tế ghi nhận, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt, không để oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn đọng từ nhiều năm trước và các vụ án xảy ra trong ngành, lĩnh vực được cho là “vùng cấm, nhạy cảm” đã được tập trung chỉ đạo điều tra, làm rõ bản chất chiếm đoạt, vụ lợi; xử lý nghiêm minh, công khai, kể cả cán bộ cao cấp, đương chức hay nghỉ hưu, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 diễn ra đầu tháng 12/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, chưa bao giờ công tác phòng, chống tham nhũng lại được chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả như thời gian vừa qua; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

9. Việt Nam chuyển đổi số quốc gia, bỏ sổ hộ khẩu giấy và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản. Theo đó, phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Cũng trong năm 2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cư trú 2020 với nhiều nội dung mới quan trọng, trong đó đáng chú ý là việc quyết định bỏ sổ hộ khẩu giấy trong quản lý cư trú. Như vậy, khi Luật Cư trú có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, công dân làm các thủ tục hành chính có liên quan sẽ không cần xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú mà sẽ được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mã số định danh cá nhân.Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII)...

10. Khuyến khích mọi người dân làm từ thiện, bỏ quy định cấm hát nhép, Thủ tướng yêu cầu sửa ngay nhiều Nghị định

Những tháng cuối năm 2020, người dân các tỉnh miền Trung Việt Nam phải hứng chịu các đợt thiên tai, bão lũ ảnh hưởng rất nặng nề. Với tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, tất cả hướng về miền Trung ruột thịt, không chỉ các cơ quan, ban, ngành chức năng mà nhiều nhà hảo tâm cũng tự đứng lên kêu gọi từ thiện, giúp đỡ người dân miền Trung. Trong đó, chỉ riêng ca sỹ Thủy Tiên đã quyên góp được hơn 100 tỷ đồng. Vấn đề pháp lý nảy sinh khi Nghị định 64/2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo quy định chỉ có các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ. Nhiều người lo ngại ca sỹ Thủy Tiên sẽ phải đối mặt với các rắc rối pháp lý, thậm chí có thể vướng vòng lao lý, vì số tiền cô quyên góp được ủng hộ đồng bào miền Trung quá lớn. 

Lắng nghe ý kiến của nhân dân, ngay lập tức, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 để việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh… được bảo đảm hiệu quả, kịp thời, đồng thời khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống.

Cùng với việc sửa Nghị định 64, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa thông qua Nghị định Quy định về hoạt động biểu diễn, trong đó có một điều đáng chú ý là việc từ ngày 1/2/2021, bỏ quy định cấm hát nhép khi biểu diễn nghệ thuật. Điều này có nghĩa là, từ sau ngày 1/2/2021, hành vi hát nhép khi biểu diễn nghệ thuật không còn bị cấm như trước đây. Nghị định 144/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/2/2021 và thay thế cho Nghị định 79/2012/NĐ-CP. Nếu như trước đây, tại Điểm d Khoản 2 Điều 6 Nghị định 79 quy định một trong các hành vi bị cấm đối với tổ chức, cá nhân biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật là: Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn, thì nay, tại Nghị định 144, Chính phủ đã không còn quy định cấm nêu trên. 

Theo PLVN

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thế giới ghi nhận trên 80,8 triệu người mắc COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 27/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận hơn 80.818.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có hơn 1.766.000 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là hơn 57.000.000 người.

Nổ lớn rung chuyển thành phố Nashville

Vụ nổ đã làm rung chuyển các tòa nhà gần hiện trường, trong đó một số tòa bị hư hại, khói đen do cháy nổ được nhìn thấy bốc lên tại hiện trường.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/10-su-kien-phap-luat-noi-bat-nam-2020-d144882.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com