Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Ba cú sốc đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

14/03/2022 07:45

Kinhte&Xahoi Hệ thống lương thực toàn cầu vốn đã phải chịu ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu ngày một gia tăng, tiếp đến là sự tàn phá bởi đại dịch Covid-19 thì nay lại tiếp tục gánh chịu hệ lụy từ cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine. Theo dự báo, đến cuối năm 2022, có tới 44 triệu người ở 38 quốc gia phải chịu tình trạng khẩn cấp về mất an ninh lương thực. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các nỗ lực xóa đói, giảm nghèo của Liên hợp quốc.

44 triệu người ở 38 quốc gia phải chịu tình trạng khẩn cấp về mất an ninh lương thực.

Theo báo cáo mới đây của Chương trình Lương thực thế giới (WFP), người dân ở Nam Sudan, Yemen và các vùng phía Bắc của Ethiopia, Nigeria đang gặp nguy hiểm đặc biệt do thiếu lương thực. Số người dân ở Afghanistan phải sống trong tình trạng đói nghèo cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Những thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ hay việc gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu là nguyên nhân ảnh hưởng tới sản lượng sản xuất lương thực toàn cầu. Các loại thực phẩm phổ biến, trong đó có ngô, lúa mì và gạo được trồng với số lượng ngày càng ít hơn và xu hướng này sẽ còn tiếp tục đến năm 2035. Biến đổi sinh thái, ô nhiễm nghiêm trọng cũng tác động đến môi trường đánh bắt cá và đe dọa sinh kế, cũng như an ninh lương thực. Đáng chú ý, biến đổi khí hậu còn có thể làm giảm dinh dưỡng của các loại thực phẩm, cũng là mối đe dọa với an ninh lương thực.

Ngoài những gián đoạn do nguyên nhân bắt nguồn từ biến đổi khí hậu, thì những vấn đề liên quan đến chi phí cũng có thể khiến an ninh lương thực trở nên bất ổn. Dữ liệu từ Liên hợp quốc cho thấy, giá lúa mì và lúa mạch toàn cầu đã tăng 31% trong năm 2021. Giá dầu hạt cải và dầu hướng dương tăng hơn 60%. Nhu cầu cao và giá khí đốt tự nhiên biến động cũng làm tăng chi phí phân bón. Giá urê, một loại phân đạm quan trọng, đã tăng hơn ba lần trong vòng một năm qua.

Trong một cảnh báo mới đây, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) Khuất Đông Ngọc nhấn mạnh, gián đoạn sản xuất nông nghiệp ở Nga và Ukraine do chiến sự có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu. Hiện tại, Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, trong khi Ukraine đứng thứ 5. Cả hai nước xuất khẩu 19% nguồn cung lúa mạch, 14% lúa mì và 4% ngô của thế giới, chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu. Nga và Ukraine cũng là nhà cung cấp phân bón hàng đầu thế giới. Xung đột có thể khiến cho các hoạt động nông nghiệp của hai nhà xuất khẩu những mặt hàng thiết yếu trên bị gián đoạn nghiêm trọng. Điều này đặc biệt tác động đến khoảng 50 quốc gia phụ thuộc vào Nga và Ukraine về nguồn cung lúa mì. Nhiều nước trong số này là các nước kém phát triển nhất hoặc các nước có thu nhập thấp, thiếu lương thực, ở Bắc Phi, châu Á và một số nơi khác. Nhiều quốc gia châu Âu và Trung Á nhập khẩu hơn 50% lượng phân bón từ Nga.

Nhiều chuyên gia dự báo, nếu thế giới không thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đến năm 2050, nguy cơ sẽ có thêm 77 triệu người bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu. Điều cần làm hiện nay là xây dựng lộ trình thực hiện các hành động cụ thể nhằm chuyển đổi các hệ thống lương thực, tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ mới dựa theo điều kiện tự nhiên, sinh thái nông nghiệp. Nói một cách khác, theo FAO, các nước cần ưu tiên áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu đi đôi với đầu tư các hệ thống bảo trợ xã hội nhằm cung cấp mạng lưới an toàn cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, đầu tư chuyển đổi hệ thống lương thực và áp dụng các biện pháp sáng tạo sẽ là những giải pháp giảm thiểu nguy cơ đối với an ninh lương thực.

 Quỳnh Dương - Hà Nội mới 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Nghề ăn cưới thuê” ở xứ sở kim chi

Việc thuê khách mời để lấp đầy chỗ ngồi trong đám cưới đã xuất hiện ở Hàn Quốc từ đầu những năm 2000. Kể từ đó, nó đã được mở rộng sang nhiều sự kiện khác nhau của gia đình, từ tiệc sinh nhật đến đám hiếu…

Nguồn: Hà Nội mới http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/1026875/ba-cu-soc-de-doa-an-ninh-luong-thuc-toan-cau

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com