Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Bài 2 - Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô: Vấn đề "nóng hổi", vì sao chậm trễ?

10/07/2023 09:40

Kinhte&Xahoi Các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế; nguồn lực Nhà nước còn hạn chế trong đầu tư hạ tầng tại nơi di chuyển đến… được coi là những vấn đề nổi cộm khiến lộ trình di dời cơ sở ô nhiễm khỏi nội đô tiếp tục chậm chạp.

Sự tồn tại của các nhà máy, khu công nghiệp trong nội đô, thậm chí khu vực trung tâm các đô thị lớn là một tồn tại lịch sử. Tuy nhiên tiến trình thực hiện Đề án di dời các doanh nghiệp diễn ra rất chậm chạp bởi liên quan đến quyền lợi của nhiều chủ thể.

Quyết định về chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp không còn phù hợp với quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường chính thức được UBND TP Hà Nội ban hành từ năm 2003.

Đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội TP Hà Nội.

Để triển khai 130/QĐ-TTg, UBND TP Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời; xây dựng danh mục công trình cần di dời cụ thể, thứ tự di dời theo các giai đoạn trên địa bàn 12 quận nội thành... Theo lộ trình từ 2016 - 2020, Thành phố di dời tổng cộng 117 cơ sở ra khỏi nội thành.

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đánh giá, trong 5 năm qua, 2015 - 2020, rất nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong công tác quy hoạch của thành phố Hà Nội chưa đạt yêu cầu về tiến độ đề ra.

Trong số này, bên cạnh việc cải tạo chung cư cũ không đạt tiến độ, việc di dời một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu vực nội đô cũng chưa bảo đảm tiến độ đề ra ban đầu.

Vừa qua, Ban Bí thư có Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Chỉ thị này một lần nữa yêu cầu phải thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở cơ quan, trường đại học, khu sản xuất công nghiệp… ra ngoài khu vực trung tâm thành phố.

Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách nhưng đến nay việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu dân cư trên địa bàn TP Hà Nội vẫn đang chậm so với yêu cầu, tạo ra nhiều áp lực về môi trường, hạ tầng đô thị khu vực trung tâm Hà Nội và là nỗi trăn trở của các lãnh đạo Hà Nội ở những nhiệm kỳ đã qua. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn nói trên?

Vào ngày 11/5/2023, Đoàn khảo sát của Ban Đô thị - HĐND thành phố Hà Nội đã làm việc với một số sở, ngành, quận về khảo sát công tác thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn 12 quận thuộc Thành phố.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn 12 quận thuộc Thành phố, đến nay, đơn vị đã phối hợp cùng Sở Quy hoạch – Kiến trúc và các quận rà soát, cập nhật hồ sơ (đợt 1 các cơ sở nhà đất do các doanh nghiệp đang sử dụng nhà, đất làm cơ sở sản xuất) phải di dời do không phù hợp với hoạch xây dựng, tại 12 quận là 90 cơ sở, gồm: Danh mục 81 cơ sở công nghiệp phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị ra khỏi khu vực nội thành Hà Nội theo thẩm quyền phê duyệt danh mục của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ; UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng phê duyệt duyệt danh mục, lộ trình di dời đến năm 2030. 

Các chuyên gia nhận định, không muốn di chuyển ra xa nội thành, năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ, máy móc tại nơi di chuyển đến; cùng với đó các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời còn một số bất cập, chưa phù hợp với thực tế; nguồn lực Nhà nước còn hạn chế trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại nơi di chuyển đến… được coi là những vấn đề nổi cộm khiến cho các cơ sở, doanh nghiệp “chùn chân” trong lộ trình di dời khỏi nội đô.

Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí cầu đường có diện tích sử dụng hơn 13.000m2 luôn trong tình trạng “đi không được, ở cũng không xong” do thuộc diện di dời của dự án bị chậm triển khai.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trên địa bàn quận Đống Đa, có tổng số 14 cơ sở nằm trong danh mục các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch.

Theo báo cáo của UBND quận, tính đến hết tháng 12/2022, mới có 7/14 cơ sở ngừng hoạt động sản xuất (Đáng chú ý, có 1 cơ sở chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thực hiện dự án xây dựng nhà cao tầng thương mại) và 6/14 cơ sở đang thực hiện di dời.

Trong số đó, câu chuyện tại Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí cầu đường (phường Văn Chương, quận Ðống Ða) được coi là một trong những ví dụ điển hình về việc di dời các cơ sở ô nhiễm, không hợp quy hoạch ra khỏi nội đô Hà Nội bị chậm trễ -  nguyên nhân vì chưa có nguồn kinh phí để chuyển đến nơi mới.

Như Pháp luật Plus từng đề cập, hơn 10 năm qua, Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí cầu đường có diện tích hơn 13.000m2 luôn trong tình trạng “đi không được, ở cũng không xong” do thuộc diện di dời của dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, nhưng dự án lại bị chậm triển khai.

Hiện trạng của khu đất trên đang cho các Công ty, doanh nghiệp khác thuê lại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chính vì vậy, tại buổi khảo sát của Ban Ðô thị HĐND Thành phố, đại diện Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí cầu đường từng bày tỏ nguyện vọng muốn dự án đường sắt đô thị triển khai nhanh, hoặc thực hiện việc đền bù sớm để doanh nghiệp có nguồn kinh phí được chuyển đến nơi mới.

Còn tại địa bàn quận Bắc Từ Liêm theo báo cáo vào tháng 4/2023 của UBND quận, tính đến hết tháng 12/2022, trên địa bàn quận còn 3 cơ sở thuộc doanh mục di dời do không phù hợp với quy hoạch hiện vẫn hoạt động (Công ty TNHH Bánh Kẹo Nam Hương – diện tích thuê 798m2, Công ty CP Hóa chất Sơn Hà Nội – diện tích sử dụng đất 31.548m2 và Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam – diện tích 30.000m2).

Tại địa chỉ tại số 122 Định Công, Công ty Bánh kẹo Hữu nghị đang sở dụng cơ sở sản xuất với diện tích 19.809 m2.

Tuy nhiên, UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, công tác di dời 3 cơ sở trên hiện còn khó khăn, chậm tiến độ do chưa có lộ trình di dời, cơ chế chính sách hỗ trợ cho đơn vị trong quá trình thực hiện di dời sang địa điểm mới.

Chính với những tồn tại nói trên, UBND quận Bắc Từ Liêm đã đề nghị UBND thành phố cần phải ban hành lộ trình di dời, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các đơn vị có cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch thuộc danh mục di dời sang địa điểm mới (lộ trình di dời, cơ chết tài chính, đất đai, giới thiệu địa điểm di dời…).

Địa điểm cơ sở sản xuất của Công ty CP Dệt Công nghiệp Hà Nội có diện tích lên đến hơn 48.000 m2.

Còn tại quận Hoàng Mai, vào cuối tháng 4/2023, UBND quận đã có báo cáo công tác thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch trên địa bàn.

Đáng chú ý, UBND quận Hoàng Mai cho biết đã đề nghị di dời 13 đơn vị. Tuy nhiên, kết quả mới chỉ di dời được 2 đơn vị đó là Công ty TNHH Hóa Bách Khoa (Sản xuất sơn nước) và HTX Công nghiệp giải phóng (sản xuất phân bón NPK).

Đến nay, còn đến 11 đơn vị đã đề xuất chưa được di dời, có diện tích lớn nhất có thể kể đến như Công ty TNHH Nhật Linh (Diện tích cơ sở sản xuất là 18.180 m2), Công ty CP Điện cơ Thống Nhất (29.528,7 m2), Công ty Sứ Viglacera Thanh Trì (25.053 m2) hay Công ty CP Dệt Công nghiệp Hà Nội (48.020,3m2), Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị (19.809m2)…. Và trong số này, đáng lo ngại là có tới 7/11 đơn vị được xác định là gây ô nhiễm môi trường.

UBND quận Hoàng Mai đề nghị Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội có ý kiến với UBND thành phố sớm di dời Công ty CP Điện cơ Thống Nhất.

Báo cáo của UBND quận Hoàng Mai cũng nêu rõ, đối với 2 đơn vị chưa được di dời, đó là Công ty CP Sơn Master – diện tích cơ sở sản xuất: 1.203,3 m2 và Công ty CP công nghiệp Tri thức – 17.780.4 m2 đang sử dụng đất ngoài vùng bãi sông Hồng, phường Thanh Trì chưa được cấp có thẩm quyền giao đất cho thuế đất. Đây cũng đồng thời là hai đơn vị được UBND quận Hoàng Mai đang chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai và trật tự xây dựng để xử lý theo quy định pháp luật.

Hay đối với trường hợp của Công ty CP Điện cơ Thống Nhất (Vinawind), hiện đang sử dụng 29.528,7m2 tại địa chỉ số 164 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Đảng ủy phường Tương Mai đang tiếp tục kiến nghị thành phố sớm di chuyển doanh nghiệp này ra khỏi địa bàn để thực hiện việc sử dụng đất theo quy hoạch phân khu đô thị đã được UBND thành phố phê duyệt. Do đó, UBND quận Hoàng Mai đã đề nghị Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội có ý kiến với UBND thành phố sớm di dời Công ty CP Điện cơ Thống Nhất.

Bên cạnh đó, có không ít ý kiến của các chuyên gia cho rằng, có tình trạng một số đơn vị đã tạm dừng sản xuất/hoạt động, nhưng vẫn đang tiếp tục thu được những nguồn lợi từ việc sử đụng đất như cho thuê lại hay sử dụng đất không đúng mục đích... Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tìm cách  “nấn ná” để ở lại nội đô.

Trao đổi với phóng viên Pháp luật Plus, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu quốc hội khóa XIII nhấn mạnh, việc di dời nhà máy, công ty ra khỏi nội đô theo Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2015. Do đó, doanh nghiệp nào nếu cố tình chây ì thì cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Theo đó, nguyên tắc là phải yêu cầu họ di dời, tuy nhiên cần phải xem xét do một số công ty họ khó khăn như chưa có quỹ đất hay một lý do nào đó thì Thành phố Hà Nội cần tạo điều kiện để họ di dời, làm sao để hài hoà lợi ích cả thành phố và doanh nghiệp.


“Cần phải làm rõ tại sao không di dời là vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nếu cố chây ì thì cần xử lý nghiêm theo pháp luật, còn nếu doanh nghiệp khó khăn thật thì thành phố và doanh nghiệp cùng nhau cung tháo gỡ…”, PGS.TS Bùi Thị An nêu quan điểm.

Đáng chú ý, theo rà soát thì trên địa bàn các quận Đống Đa, Ba Đình, Hoàng Mai… có không ít trường hợp các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch lại xuất hiện tình trạng sử dụng hàng chục ngàn m2 đất không đúng mục đích.

Đơn cử như ở quận Hoàng Mai, theo báo cáo của UBND quận, trong danh sách 11 cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch, có tới 6 cơ sở đang sử dụng đất không đúng mục đích, không phù hợp với quy hoạch chung được phê duyệt. Có thể kể đến như Công ty Tri Thức (17.780 m2), Công ty Sơn Master (1.203,3m2), Công ty Quang Nhân (827m2), Công ty TNHH Nhật Linh (18.180m2)…

Tại địa chỉ số 418 Bạch Mai, bên cạnh bảng biển của Công ty Kỹ thuật Điện thông là các hàng quán, cửa hàng tạp hóa....

Hay tại một số địa bàn theo rà soát của phóng viên, một số cơ sở đang tiếp tục sử dụng với những mục đích khác, gây lãng phí, bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ di dời.

Đơn cử như tại địa chỉ số 14 Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm) do Công ty cổ phần Lâm đặc sản - Mây tre xuất khẩu sử dụng 4.964m2 đất, ngành nghề sản xuất trên khu đất là Gia công đóng gói. Thế nhưng theo khảo sát của phóng viên ở thời điểm cuối tháng 6/2023, tại địa chỉ nói trên, một phần diện tích tại địa điểm này lại đang xuất hiện một quán bia, buôn bán sầm uất.

Tại các địa chỉ số 418 Bạch Mai và 404 Bạch Mai do Công ty kỹ thuật Điện thông sử dụng các diện tích lần lượt là 7.000 m2 và 70,6m2 với ngành nghề sản xuất trên khu đất là Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị điện dùng cho dân sinh và công nghiệp. Dù vậy hiện nay, hai khu đất trên lại đang được cho nhiều đơn vị thuê làm quán ăn, cửa hàng sửa chữa xe máy, đại lý bán hàng… lấp kín bên ngoài.

Theo Phó Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội Đoàn Việt Cường qua khảo sát thực tế, kết quả thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch còn hạn chế, chậm so với yêu cầu.

Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo lĩnh vực này của UBND thành phố ban hành từ năm 2010, xác định đối tượng di dời, lộ trình di dời hoàn thành xong trong năm 2015, tuy nhiên đến năm 2016 mới di dời được 67 cơ sở và chấp thuận chủ trương hoặc phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 27 cơ sở.

“Kết quả đạt được chủ yếu do sự chủ động thực hiện của các chủ đầu tư cơ sở sản xuất, còn vai trò chủ động của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế”, Phó Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội đánh giá.

Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội thực hiện khảo sát công tác thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn quận Đống Đa vào ngày 10/5/2023 (Ảnh: Lê Hải/dbndhanoi.gov.vn)

Thực tiễn khảo sát, Ban Đô thị nhận định, việc xác định tiêu chí, phân loại, hướng dẫn tổng hợp lập danh mục, biện pháp di dời chưa thực sự rõ ràng, đồng bộ; chưa gắn với kế hoạch lộ trình cụ thể, nhất là cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường không phù hợp phải di dời ngay trong các quận nội thành. 

Nguyên nhân do giai đoạn đầu triển khai thực hiện chưa có các cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích được doanh nghiệp tích cực chuyển đổi ngành nghề, chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch hoặc tự nguyện di dời.

Sự phối hợp giữa các sở, ngành và các quận, huyện trong triển khai thực hiện dù đã tích cực hơn song có nơi, có lúc còn chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả. Các đơn vị sau khi di dời nhưng vẫn khai thác cơ sở cũ dẫn đến việc đề xuất sử dụng quỹ đất sau di dời bổ sung công trình công cộng, hạ tầng như mục tiêu quy hoạch chưa thực hiện được.

Bên cạnh đó, nguồn vốn thực hiện cho công tác di dời lớn, đồng thời thiếu cơ chế chính sách sử dụng quỹ đất trụ sở sau khi di dời. Sự phối hợp giữa các sở, ngành trong triển khai thực hiện dù đã tích cực hơn song có nơi, có lúc còn chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả. Việc hạn chế công trình cao tầng khu vực nội đô đang được triển khai cũng có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chủ trương di dời.

....Còn tiếp

 Vũ Quang - Lê Hải - Ngọc Huy - Như Trường - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gia hạn nhiệm kỳ của Tổng Thư ký NATO thêm một năm: Lựa chọn an toàn

Các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí gia hạn nhiệm kỳ của Tổng Thư ký Jens Stoltenberg sau khi thất bại trong việc tìm kiếm sự đồng thuận về một người kế nhiệm. Giới quan sát cho rằng, đây là lựa chọn giúp duy trì sự ổn định cần thiết trong bối cảnh liên minh quân sự này đang đối mặt nhiều thách thức.

link bài gốchttps://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/bai-2--di-doi-co-so-o-nhiem-ra-khoi-noi-do-van-de-nong-hoi-vi-sao-cham-tre-d195899.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com