Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Báo Australia: Nhiều nước “mơ ước” thành công chống dịch của Việt Nam

14/05/2020 11:27

Kinhte&Xahoi Bài viết trên báo Australia đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Bằng cách nào Việt Nam, một nước đang phát triển ở Đông Nam Á, có thể chiến đấu với virus corona thành công như vậy?”.

Tranh tuyên truyền về dịch Covid-19 trên đường phố Hà Nội.(Ảnh: Luong Thai Linh/EPA)

“Không có ca tử vong nào. Đó là một thành công giữa đại dịch Covid-19 mà các chính phủ, từ Mỹ cho tới Italia, chỉ có thể mơ ước. Trong khi số ca mắc Covid-19 tăng vọt tại đất nước Singapore giàu có và dịch bệnh vẫn tiếp diễn với xu hướng đáng lo ngại tại những nơi khác ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể coi là trường hợp ngoại lệ”, bài viết trên ABC News ngày 13/5 nhận định.

Theo bài viết với tiêu đề “Bằng cách nào Việt Nam, một nước đang phát triển ở Đông Nam Á, có thể chiến đấu với virus corona tốt như vậy?”, Việt Nam có đường biên giới trên bộ trải dài hơn 1.400 km với Trung Quốc - nơi khởi phát dịch Covid-19, dân số hơn 90 triệu người và GDP bình quân đầu người thấp hơn Australia 22 lần.

“Tuy vậy, việc Việt Nam không ghi nhận bất kỳ ca tử vong nào vì Covid-19 vẫn là điều đáng ghen tị đối với cả thế giới”, báo Australia bình luận.

Tính đến ngày 13/5, 252 trên tổng số 288 ca nhiễm đã được công bố khỏi bệnh tại Việt Nam. Việt Nam cũng bước vào ngày thứ 28 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Bài viết đã so sánh kết quả trên của Việt Nam với các nước trong khu vực. Malaysia ghi nhận ít nhất 6.276 ca nhiễm, trong khi Singapore, đất nước nhỏ bé với dân số chỉ bằng một phần của Việt Nam, có tới 23.787 người mắc Covid-19.

“Australia thực sự luôn tập trung vào hình mẫu Singapore, nhưng Singapore bây giờ lại là một trong những nước bị thất bại nặng nề nhất trên thế giới. Việt Nam không rơi vào tình cảnh đó. Tôi nghĩ đó là thành tựu đáng nể đối với một đất nước rộng lớn như vậy”, Mike Toole, chuyên gia về dịch bệnh truyền nhiễm tại Viện nghiên cứu Burnet ở Melbourne, Australia, nói với ABC News.

Bài viết cũng đặt ra câu hỏi rằng, liệu có thể tin tưởng những con số “biết nói” về Covid-19 tại Việt Nam hay không? Theo bài viết, hầu hết các chuyên gia đều tin rằng Việt Nam “trung thực” về số liệu liên quan tới đại dịch.

Huong Le Thu, nhà phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, nói với ABC News rằng các tổ chức quốc tế, các nhà dịch tễ học nước ngoài, thậm chí Đại sứ Australia tại Hà Nội đều tin tưởng vào các số liệu của Việt Nam, do vậy bà “không có lý do gì” để nghi ngờ các con số này.

“Tôi không thấy có bất kỳ hồi chuông cảnh báo nào về độ chính xác hay thiếu minh bạch trong các con số”, Sharon Kane, giám đốc tổ chức phi chính phủ về sức khỏe cộng đồng Plan International, cho biết.

“Chính phủ Việt Nam đã nhận thức và ghi nhận trung thực ngay từ đầu tháng 1 về các nguồn lực y tế hạn chế nếu dịch bệnh bùng phát, do vậy Việt Nam đã nhanh chóng tìm cách để kiểm soát dịch bệnh. Họ không xem dịch này giống như dịch cúm thông thường. Họ nêu các triệu chứng và hướng dẫn người dân tới các cơ sở xét nghiệm”, Giáo sư Toole cho biết.

Chìa khóa chống dịch thành công

Các em nhỏ tại Hà Nội được đo nhiệt độ và hướng dẫn rửa tay trong ngày đầu tiên trở lại trường học sau thời gian cách ly xã hội. (Ảnh: Reuters/Kham)

Theo ABC News, “chìa khóa cho sự thành công của Việt Nam là xét nghiệm có chiến lược, tích cực truy vết những người tiếp xúc với các ca nhiễm và thực hiện chiến dịch truyền thông cộng đồng hiệu quả”.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là Việt Nam đã hành động nhanh chóng.

“Ngay từ rất sớm, Việt Nam đã hiểu rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng, virus này có thể lây nhiễm cho tất cả mọi người. Không chỉ một người, mà tất cả những người xung quanh họ đều bị ảnh hưởng”, nhà nghiên cứu Huong Le Thu nói.

Ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 22/1, Việt Nam đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống dịch Covid-19.

Theo Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam Kidong Pak, Việt Nam đã tiến hành đánh giá rủi ro về dịch bệnh từ đầu tháng 1, ngay sau khi các ca nhiễm bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc.

Giáo sư Toole nhận định Việt Nam “có lẽ đã hành động nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc”.

Từ ngày 1/2, hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã thông báo dừng toàn bộ chuyến bay đến và rời khỏi Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Đài Loan. Biên giới cũng được đóng cửa, trước khi toàn bộ chuyến bay quốc tế bị đình chỉ từ ngày 21/3.

“Có nhiều bài học được rút ra từ dịch SARS năm 2003 và chính phủ Việt Nam đã sử dụng những kinh nghiệm này một cách khéo léo, đồng thời hành động một cách có trách nhiệm”, bà Kane nhận định.

Theo bài viết, tất cả những người từ nước ngoài về Việt Nam đều được yêu cầu phải cách ly trong 14 ngày tại các cơ sở cách ly do chính quyền quản lý. Việt Nam cũng cách ly toàn bộ các ca nghi nhiễm. Ước tính hàng chục nghìn người đã phải cách ly.

Đến đầu tháng 3, các nhà khoa học Việt Nam cũng phát triển thành công một số bộ xét nghiệm giá rẻ.

“Vào thời điểm đó, Mỹ thậm chí chưa có một bộ xét nghiệm hiệu quả. Còn Việt Nam đã có 3 bộ”, Giáo sư Toole cho biết.

Số phòng xét nghiệm đủ khả năng xét nghiệm Covid-19 tại Việt Nam đã tăng từ 3 cơ sở hồi tháng 1 lên 112 cơ sở hồi tháng 4. Tính đến cuối tháng 4, Việt Nam đã tiến hành hơn 260.000 xét nghiệm.

Theo ABC News, chiến dịch tuyên truyền của Việt Nam cũng được huy động để khuyến khích người dân hình thành các thói quen tốt như rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Chính phủ cũng yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài đường từ ngày 16/3 và sẵn sàng xử phạt những người vi phạm.

Những khẩu hiệu như “Ở nhà là yêu nước”, “Giãn cách xã hội là yêu nước” hay “Virus là kẻ thù” đã được lan truyền rộng rãi tại Việt Nam. Một ca khúc với giai điệu bắt tay để tuyên truyền về Covid-19 cũng trở nên phổ biến hồi tháng 3, thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng.

“Chính phủ Việt Nam rất sáng tạo. Mỗi ngày, các cơ quan khác nhau của chính phủ đều gửi tin nhắn cho người dân”, Giáo sư Toole cho biết.

Theo bài viết, khi không còn ghi nhận các ca lây nhiễm mới trong cộng đồng trong gần 1 tháng, Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp và điểm du lịch hoạt động trở lại. Các trường học cũng mở cửa trở lại, nhưng vẫn phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, đo thân nhiệt và sát khuẩn tay đối với học sinh. Tuy vậy, Việt Nam vẫn luôn đề cao cảnh giác trước dịch bệnh.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/bao-australia-nhieu-nuoc-mo-uoc-thanh-cong-chong-dich-cua-viet-nam-d124411.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com