Biến thể phụ BA.5 đang dần chiếm ưu thế

07/09/2022 18:02

Kinhte&Xahoi Việt Nam đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, nhất là biến thể phụ BA.5 đang tiến tới chiếm ưu thế trong số các ca mắc.

Ca mắc COVID-19 tăng vọt, biến thể phụ BA.5 đang tiến tới chiếm ưu thế

 Bộ Y tế cho biết ngày 6/9 có gần 3.694 ca COVID-19 mới, cao nhất trong gần 4 tháng qua; tăng hơn 1.500 ca so với hôm qua. Trong ngày có gần 6.000 bệnh nhân khỏi; 1 trường hợp tử vong tại Bến Tre. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp, ghi nhận các trường hợp bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 ở nước ta thời gian qua

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.424.754 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.120 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 10.237.971 ca; Hiện nay đang điều trị, giám sát 1,143 triệu trường hợp, trong đó có 117 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 107; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3; Thở xâm lấn: 7.

Từ 17h30 ngày 5/9 đến 17h30 ngày 6/9 ghi nhận 1 ca tử vong tại: Bến Tre. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 1 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.123 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với Châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Trước tình hình ca mắc mới gia tăng, bệnh nhân nặng tăng, để đảm bảo các phương án, lực lượng, phương tiện, hậu cần đáp ứng cho các kịch bản phòng chống dịch, Bộ Y tế nêu rõ yếu tố quyết định trong điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 là oxy y tế, thuốc và trang thiết bị y tế là đặc biệt quan trọng.

Do đó Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế, Y tế các Bộ - ngành, các Bệnh viện khẩn trương rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, bảo đảm người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất.

Đặc biệt, phối hợp với bộ phận điều phối oxy y tế của tỉnh, thành phố tổ chức triển khai kế hoạch để bảo đảm cung ứng oxy y tế cho công tác điều trị người bệnh COVID-19 và các bệnh khác trên địa bàn, trong đó cần chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật tại các cơ sở điều trị, lập phương án cung ứng oxy y tế trên địa bàn.

Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch

 Ca COVID-19 tăng nhanh cùng với đó là nhiều biến thể phụ lây lan nhanh đã xâm nhập cộng đồng, vì thế bệnh nhân COVID-19 nặng cũng gia tăng.

Thống kê tại nhiều cơ sở điều trị cho thấy có khá nhiều ca COVID-19 nặng không tiêm đủ, chưa tiêm vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn...

Ảnh minh họa

Bộ Y tế thông tin cập nhật về tình hình tiêm vắc xin COVID-19 cho biết, số mũi tiêm thực hiện trong ngày là 257.671.610.

Số mũi tiêm thực hiện trong ngày: 150.118 tại 38 tỉnh, trong đó 140.573 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 9.545 mũi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi

Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 51.217.558 mũi tiêm (76,9%) tăng 0,1%, trong ngày có 29 tỉnh triển khai với 25.062 người được tiêm:

Tỷ lệ thấp: Bình Định (57,4%); Khánh Hòa (55,5%); Đồng Nai (52,8%); Đồng Tháp (58,7%); Bình Phước (58,4%). Tỷ lệ cao: Thanh Hóa (95,7%); Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%).

Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 14.624.641 mũi tiêm (77,1%) tăng 0,1%, trong ngày có 31 tỉnh triển khai với 76.527 người được tiêm.

Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (48,3%); Phú Yên (59,5%); TP HCM (50,9%); Đồng Nai (54,9%); Tây Ninh (55,1%). Tỷ lệ cao: Thanh Hoá (98,4%); Bắc Giang (98,8%); Bắc Kạn (99,1%).

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 4.645.835 trẻ (53,9%) tăng 0,2%. Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (30,7%); Phú Yên (17,4%); BR-VT (16%); Đồng Nai (24,6%); Bình Dương (22,7%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (93,5%); Quảng Ninh (88,1%); Sóc Trăng (91,2%).

Đối với nhóm từ 5-11 tuổi, tổng số mũi tiêm: 15.770.355, Mũi 1: 9.516.599 trẻ (85,1%)

Tỷ lệ thấp: Quảng Trị (70,7%); Đà Nẵng (61%); TP HCM (56,8%); BR-VT (67,5%); Bình Dương (60,6%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (98,4%); Tuyên Quang (98,1%); Vĩnh Long (97,9%).

Mũi 2: 6.253.756 trẻ (55,9%). Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (21,8%); Quảng Nam (23,3%); Đắk Lắk (38,8%), TP HCM (30,8%); Bình Dương (27,2%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (90,2%); Sóc Trăng (94,8%); Cà Mau (85,4%).

Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo những người suy giảm miễn dịch phải được mũi tiêm thứ 3, 4, bởi ở họ, khả năng tạo ra miễn dịch chống lại bệnh không như những nhóm khác.

 Phương Thu - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Người dân Châu Âu tìm đủ cách tiết kiệm năng lượng

Các quốc gia Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu thực hiện kế hoạch giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ trong giai đoạn từ ngày 1/8/2022 đến 31/3/2023 để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng. Ngoài ra, nhiều nước thành viên cũng nỗ lực thực hiện các biện pháp ở cấp quốc gia để tiết kiệm năng lượng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/bien-the-phu-ba5-dang-dan-chiem-uu-the-205157.html