Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

"Bộ óc" đứng sau vắc xin Pfizer: Tỷ phú đạp xe đi làm, nhà không có tivi

22/09/2021 10:02

Kinhte&Xahoi Mặc dù đã trở thành những tỷ phú, nhưng vợ chồng giáo sư Ugur Sahin, giám đốc điều hành công ty BioNTech, nhà khoa học đứng sau nghiên cứu vắc xin Pfizer, vẫn có cuộc sống vô cùng giản dị.

Vợ chồng giáo sư Ugur Sahin (Ảnh: Reuters).

Trở thành tỷ phú nhờ nghiên cứu vắc xin

Cho đến cuối năm ngoái, rất ít người ngoài cộng đồng khoa học biết đến tên tuổi của giáo sư Ugur Sahin - người sáng lập ra BioNTech. Ông là một nhà khoa học và là giám đốc điều hành của BioNTech, một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại thành phố Mainz của Đức

BioNTech bắt đầu nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19 từ tháng 1/2020 sau khi ông Sahin đọc một bài báo trên tạp chí y khoa The Lancet và tin rằng virus SARS-CoV-2 khi đó đang lây lan nhanh ở Trung Quốc sẽ sớm trở thành đại dịch toàn cầu. Ngay lập tức, ông và toàn bộ nhân viên của BioNTech hủy tất cả các kỳ nghỉ, tập trung cho dự án Lightspeed (Tốc độ ánh sáng) để nghiên cứu vắc xin đối phó với SARS-CoV-2.

Sau khi chọn được một số ứng cử viên vắc xin có triển vọng, ông Sahin nhận thấy, BioNTech cần sự hỗ trợ để tiến hành thử nghiệm nhanh và được sự cấp phép từ cơ quan quản lý. Điều này đã thôi thúc ông tìm đến Giám đốc điều hành công ty dược phẩm Pfizer (Mỹ) Albert Bourla để đề nghị hợp tác phát triển vắc xin ngừa Covid-19. Rất nhanh chóng, đến tháng 11/2020, Pfizer và BioNTech công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin mà hai công ty hợp tác phát triển cho hiệu quả lên đến 90%.

Vắc xin Pfizer/BioNTech là vắc xin ngừa Covid-19 được phát triển trong thời gian nhanh nhất. Đây cũng là vắc xin Covid-19 đầu tiên được Mỹ phê chuẩn hoàn toàn hồi tháng trước sau khi cấp phép khẩn cấp từ tháng 12/2020.

Cổ phiếu BioNTech tăng mạnh sau khi những thành tựu của vắc xin Pfizer/BioNTech được công bố. Điều này giúp ông Sahin và vợ là nhà khoa học Ozlem Tureci, đồng sáng lập BioNTech, trở thành những tỷ phú chỉ sau thời gian ngắn.

Đầu tháng 12 năm ngoái, ông Sahin chính thức gia nhập danh sách 500 người giàu nhất thế giới với tổng tài sản 4,3 tỷ USD sau khi Anh phê duyệt vắc xin Pfizer.

Tỷ phú không xe hơi, không tivi

Trụ sở BioNTech ở Đức (Ảnh: Reuters).

Theo New York Times, ông Sahin vốn là một người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức khi mới 4 tuổi. Trong khi đó, bà Tureci là người gốc Đức. Đam mê khoa học đã đưa họ đến với nhau, lập ra công ty dược đầu tiên vào năm 2001 có tên gọi Ganymed Pharmaceuticals, đơn vị chuyên nghiên cứu về vai trò của kháng thể trong điều trị ung thư. Họ cống hiến và đam mê khoa học đến mức vào ngày diễn ra đám cưới năm 2002, buổi sáng họ vẫn tranh thủ dành thời gian ở phòng thí nghiệm và tiếp tục trở lại công việc ngay ngày hôm sau.

Năm 2016, công ty được chuyển nhượng lại với giá 1,4 tỷ USD. Trước đó, họ đã lập ra công ty công nghệ sinh học BioNTech mà ông Sahin làm giám đốc điều hành, bà Turecin là cố vấn khoa học cho đến năm 2018.

New York Times cho biết, ngay cả khi đã gia nhập những tỷ phú giàu có nhất thế giới, vợ chồng ông Sahin vẫn gần như chỉ tập trung vào công việc thúc đẩy thành tựu khoa học. Họ không quan tâm nhiều đến giá cổ phiếu công ty đã tăng vọt, cũng không bán bớt cổ phiếu. Thậm chí đến cuối năm 2020, do bận bịu với công việc phát triển vắc xin, nhà Sahin vẫn chưa hoàn thiện các điều khoản tài chínhtrong thỏa thuận hợp tác với Pfizer.

Theo các đồng nghiệp, ông Sahin vẫn tiếp tục đạp xe đi làm mỗi ngày với chiếc balo và mũ bảo hiểm. Ông cũng tiếp tục công việc giảng dạy ở Trung tâm y khoa Đại học Mainz - nơi ông đã làm việc từ năm 2014.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc ông vẫn đạp xe đi làm, giáo sư Sahin nói, đó là phương tiện di chuyển tiện lợi nhất. Khi được hỏi liệu sự nổi tiếng có khiến ông thay đổi lối sống hay không, ông mỉm cười và nói: "Tôi thuộc tầng lớp trung lưu và hoàn toàn ổn khi sống một cuộc sống đời thường".

Gia đình ông Sahin hiện vẫn sống trong một căn hộ giản dị gần cơ quan, một căn hộ thậm chí không có tivi chỉ đơn giản vì họ chỉ tập trung cho công việc nghiên cứu.

(Link gốc: https://dantri.com.vn/the-gioi/bo-oc-dung-sau-vac-xin-pfizer-ty-phu-dap-xe-di-lam-nha-khong-co-tivi-20210916165622680.htm)

 Minh PhươngTheo Sky News, Business Insider

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

4 ứng cử viên cho chức thủ tướng Nhật Bản

Ngày 17/9, cuộc đua vào chiếc ghế chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, hứa hẹn nhiều bất ngờ khi có tới 4 ứng cử viên tranh cử kế nhiệm Thủ tướng Suga.

Chỉ 0,8% người tiêm vắc-xin của Cuba nhiễm Covid-19

Abdala là vắc-xin ngừa Covid-19 nội địa đầu tiên được Cuba cấp phép sử dụng khẩn cấp vào hồi đầu tháng 7 tại nước này, đưa Cuba trở thành quốc gia Mỹ - Latinh đầu tiên phát triển thành công vắc-xin ngừa Covid-19, với hiệu quả phòng bệnh được chứng minh đạt 92,28%.

Biến thể Delta khiến thế giới “chật vật”

Biến thể Delta được phát hiện lần đầu hồi tháng 12 năm ngoái và nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị toàn cầu. Các biện pháp kiểm soát cũ không hẳn là không hiệu quả nhưng một loạt yếu tố nguy cơ đã gia tăng. Việc nới lỏng hạn chế, mở cửa nhập cảnh quốc tế diễn ra quá sớm đã đe dọa thành quả chống đại dịch của một loạt quốc gia.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/bo-oc-dung-sau-vac-xin-pfizer-ty-phu-dap-xe-di-lam-nha-khong-co-tivi-d166505.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com