Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Cái giá “đổ” ra đường lớn lắm, đừng chủ quan

12/04/2020 16:37

Kinhte&Xahoi Vẫn biết nhu cầu của con người dường như không có giới hạn. Khi chúng ta đã đủ ăn, đủ mặc thì lại thích có nhiều tiền, sử dụng, sở hữu nhiều loại tài sản đắt giá, tiện nghi, làm và hưởng thụ những gì mình thích. Song khi thiên tai, dịch họa ập đến, những nhu cầu “xa xỉ” bỗng chốc tan biến. Lúc này cái mà chúng ta cần đến là sự an toàn, sức khỏe và các nhu yếu phẩm thiết yếu để phục vụ sự sống như năng lượng, lương thực, thuốc men.

Nhiều người đang trong thời gian thực hiện cách ly xã hội vẫn "đổ" ra đường khiến việc kiểm soát dịch Covid- 19 trở nên khó khăn (ảnh M.Phương)

Đại dịch Covid-19 do chủng virus SARS- CoV-2 gây ra khiến toàn thế giới đã và đang lâm vào cuộc khủng hoảng y tế, xã hội và kinh tế nghiêm trọng nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Số người nhiễm virus liên tục gia tăng, số người chết do virus cũng vậy. Virus SARS- CoV-2 có sức tàn phá khủng khiếp cả độ nguy hiểm lẫn quy mô (không gian) mà hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu, sản xuất được vác-xin để ngăn ngừa. Bởi vậy, dù có nhiều khác biệt trong phòng, chống trước đây giữa các quốc gia, song đến nay tất cả các nhà khoa học và Chính phủ các nước trên toàn thế giới đều dường như thống nhất phương pháp tốt nhất để hạn chế sự lây lan của virus trong cộng đồng là thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.

Sở dĩ thực hiện giãn cách xã hội và bắt buộc đeo khẩu trang bởi vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học virus SARS- CoV-2 lây lan qua đường hô hấp. Chẳng hạn, một người bị nhiễm Covid-19, khi vô tình thở mạnh, hay hắt hơi thì đồng thời virus cũng bị “tuồn” ra ngoài theo những giọt nước bắn ra từ miệng. Bởi vậy, giữ khoảng cách 2- 3 mét, kết hợp với đeo khẩu trang khi đi ra đường, trong phòng là biện pháp tốt nhất để hạn chế lây lan của virus.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhằm hạn chế mức độ lây nhiễm dịch Covid-19 một cách thấp nhất, trong tầm kiểm soát của Chính phủ, vào ngày 31/3, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị 16 về cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc có hiệu lực từ ngày 1/4 đến ngày 15/4 (biện pháp để làm giãn cách xã hội - PV). Những ngày đầu ở những đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, người dân, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện rất nghiêm túc. Song kể từ ngày 7/4 đến nay, khi các số ca mắc mới có xu hướng giảm, đồng thời số người khỏi bệnh ngày càng tăng, xu hướng chủ quan của không ít người dân cũng bắt đầu tăng lên. Bất chấp những khuyến cáo của các nhà khoc học, các cơ quan quản lý, báo chí, nhiều người dân vẫn “đổ” ra đường để thực hiện những việc không cấp thiết. Không chỉ “đổ” ra đường mà không ít người còn tranh thủ thời gian thực hiện giãn cách xã hội để tụ tập ăn nhậu.

Vì sao người ta vẫn cứ đổ ra đường và ngang nhiên ra đường? Đây chính là vấn đề cần bàn, cần nhìn nhận nghiêm túc để thực thi Chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly xã hội một cách tốt nhất. Theo Chỉ thị của Thủ tướng, những ngành nghề đặc thù thì mới tiến hành làm việc tại cơ quan, đi kèm đó những lĩnh vực, dịch vụ như ngân hàng, siêu thị bán nhu cầu yếu phẩm, quán bán thuốc, chợ dân sinh…thì được phép mở cửa. Tất cả phải làm việc online.

Tuy nhiên, có một thực tế, sau tuần đầu thực hiện cách ly xã hội thì không ít cơ quan, đơn vị đã cho nhân viên đi làm trở lại. Trong khi, những công việc này có thể vẫn làm việc online bình thường. Bạn tôi làm cho một doanh nghiệp trong nước “than trời” rằng, trong khi cả nước thực hiện cách ly xã hội, thì “sếp” trưởng phòng vẫn bắt nhân viên đến cơ quan làm việc bình thường. Điều này chứng tỏ, việc thực hiện cách ly xã hội còn phải phụ thuộc vào ý chí của người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp. Cán bộ, nhân viên chẳng ai muốn “đổ” ra đường đi làm, nhưng vì cơ quan, doanh nghiệp không cho nghỉ làm ở nhà thì tất nhiên vì đồng lương phải đi làm là tất yếu.

Cạnh đó, do nhiều người còn hiểu Chỉ thị chỉ mang tính khuyến cáo, chưa có chế tài xử lý về việc thực hiện giãn cách xã hội, nên rất nhiều người làm công việc tự do (kinh doanh, làm thuê…) vẫn ra đường đi làm bình thường. Khi chúng tôi hỏi một số người, tại sao lại đi làm, đi ra đường những ngày này? Câu trả lời nhận được thường là: “Bệnh, dịch ai chả sợ. Nhưng không đi làm lấy gì mà sống? Không đi làm ở nhà có mà chết đói à?”. Rồi lại có người cơ quan cho nghỉ làm việc online, nhưng “nỗi nhớ” tụ tập vẫn ở trong huyết quản, thế là hàng quán không mở thì tụ tập đến nhà một ai đó… Cứ thế đường phố ngày một đông, bất chấp đang trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội!

Trở lại với vấn đề thiên tai, dịch họa, khi những “tai ương” này đến thì mọi thứ khác đều không còn là xa xỉ. Mà xa xỉ lúc này cũng chính là cái quan trọng tối cần thiêt nhất là năng lượng, lương thực, thực phẩm và thuốc men. Ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng những ngày thực hiện việc cách ly xã hội, những thứ này không thiếu. Điện không bao giờ bị cắt, cửa hàng xăng, dầu, ga vẫn hoạt động bình thường; hàng hóa, nhu yếu phẩm tại các chợ dân sinh, hệ thống siêu thị vô cùng dồi dào. Nghĩa là dân không bao giờ bị rét hay bị nóng, bị đói. Với những người lao động bị mất việc, người yếu thế trong xã hội, thực hiện chủ trương của Đảng, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 9/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết gói hỗ trợ an sinh xã hội trị giá 62.000 tỉ đồng để giúp các nhóm trên vượt qua khó khăn trong vòng 3 tháng, bắt đầu từ 1/4. Còn doanh nghiệp trước mắt nhận gói cứu trợ trị giá 18.0000 tỉ đồng, đi kèm đó ra rất nhiều chính sách ưu đãi. Trong cơn đại dịch, các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống không thiếu. Các nhóm yếu thế bị ảnh hưởng cao do dịch, Đảng, Nhà nước vô cùng quan tâm, đã ban hành cơ chế, chính sách giúp đỡ rất kịp thời. Đây thực sự là nỗ lực rất lớn và rất ưu việt, nhân văn của Đảng, Nhà nước ta. Ấy vậy chỉ mà có nửa tháng thực hiện cách ly xã hội mà chúng ta lại không thực hiện nghiêm chỉnh thì không có lời lẽ nào diễn tả được sự thất vọng của chính chúng ta.

Hãy nhìn ra thế giới. Bắt đầu từ Singapore, từ tháng 1 đến giữa tháng 3/2020, quốc gia này được thế giới đánh giá là mẫu hình về phòng, chống dịch Covid-19. Số ca mắc Covid-19/ngày cũng như chúng ta hiện nay, không nhiều. Tuy nhiên, bước sang những ngày cuối tháng 3 và tháng tư này, do không quản lý được những F0 (người nhiễm Covid-19), số lây nhiễm trong cộng đồng đã gia tăng chóng mặt. Đến nay đã có hơn 1.000 ca nhiễm buộc Chính phủ Singapore thực hiện nhiều biện pháp nghiêm ngặt, còn kinh tế thiêt hại rất lớn. Còn các quốc gia phương Tây và Mỹ do lúc đầu không thực hiện giãn cánh xã hội và đeo khẩu trang, nên dù hiện tại Chính phủ đã điều chỉnh chính sách bằng việc thực thi các biện pháp mạnh như phong tỏa, giãn cách, cấm tụ tập đông người hay thực hiện đeo khẩu trang khi đi ra ngoài thì đã muộn, số người bị nhiễm và bị tử vong đang ngày càng quá lớn. Hình ảnh bệnh viện quá tải, số ca tử vong tăng cao… ngày nào cũng “đập” vào mắt nhiều người Việt Nam chúng ta, nhưng không hiểu sao vẫn nhiều người dường như không biết sợ!

Nếu chúng ta không cộng đồng trách nhiệm, thực thi việc cách ly xã hội nghiêm túc, thì nguy cơ lây bệnh rất lớn và chính chúng ta là người gánh hậu quả đầu tiên (ảnh khu chăm sóc đặc biệt bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại BV Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2- VOV)

Bài học về sự chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu là “tấm gương” để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình. Trong lúc Đảng, Nhà nước, toàn quân và toàn hệ thống chính trị đang nỗ lực cao nhất để phòng, chống tiến tới đẩy lùi dịch bệnh nhằm tạo sự an toàn và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân thì không có lý do gì mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân lại không cộng đồng trách nhiệm, chung tay với Đảng, Nhà nước trong việc phòng chống này. Yêu nước thời dịch bệnh không phải như thời chiến tranh là hãy ra chiến trường, mà yêu nước mùa Covid-19 “xin hãy ở nhà và giãn cách xã hội”. Vậy thôi, sao khó thế?

Chúng ta đang cố gắng để được bình yên, chúng ta đang cố gắng để không có nhiều ca mắc mới, đặc biệt là những ca mắc lây lan trong cộng đồng do mất dấu vết F0. Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính bản thân mình xin đừng “đổ” ra đường và hãy thực hiện giãn cánh xã hội!

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc Cái giá “đổ” ra đường lớn lắm, đừng chủ quan

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com