Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Cấp 'sổ đỏ' theo dự án VLAP: Hiện đại, nhanh hơn hay...?

09/08/2018 10:45

Kinhte&Xahoi Được triển khai thực hiện từ năm 2008, dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai (VLAP) hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

Dự án VLAP nhằm tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng với dịch vụ thông tin đất đai, bằng cách phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện tại các địa phương qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính dạng số hóa. Theo đó, dự án VLAP trải qua 03 giai đoạn, triển khai trong vòng 5 năm (từ 2008-2013)… 9 tỉnh triển khai thực hiện dự án VLAP, là: Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hưng Yên và Thái Bình.

Theo báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai (QLĐĐ) tỉnh Khánh Hòa, dự án VLAP chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/9/2008, đến nay dự án đang triển khai còn chậm hơn so với kế hoạch đề ra, mặc dù lãnh đạo Sở đã chỉ đạo rất quyết liệt, tăng cường nhân sự nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) đất theo dự án VLAP. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số vướng mắc liên quan đến việc thể hiện các yếu tố quy hoạch lên bản đồ địa chính.

Không ít người dân mong đợi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh minh họa

Ở Vĩnh Long, lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Long cho biết, việc đăng ký cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dự án VLAP đem lại nhiều lợi ích cho người dân như tiếp cận dịch vụ đăng ký đất qua các thủ tục đơn giản, giảm thiểu chi phí, người dân có thể tìm kiếm dễ dàng các thông tin về chủ sử dụng đất, diện tích, bản đồ, tình trạng thế chấp…

Tuy nhiên, thời gian qua, việc cấp phát, đổi giấy chứng nhận vẫn còn gặp nhiều khó khăn do một số hộ dân đã thế chấp giấy chứng nhận tại ngân hàng nhưng thực tế đã chuyển quyền sử dụng cho người khác (giao dịch thông qua giấy viết tay) nên người dân không bổ sung được thủ tục khi được mời đến. Các trường hợp thừa kế, do các thành viên hàng thừa kế đi làm ăn xa nên không về địa phương để ký tên hoàn thành thủ tục thừa kế; người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính xong mới được cấp đổi giấy.

Tại Tiền Giang, dự án được thực hiện tại: huyện Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, TP. Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy… Vừa qua, lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh cũng đã giải trình việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết hồ sơ có liên quan đến quyền sử dụng đất thời gian kéo dài, hồ sơ tồn đọng nhiều. Quá trình thực hiện dự án VLAP chậm, gây phiền hà cho nhân dân trong quan hệ giao dịch, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất…

Thời gian đầu nhân lực thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận và đo đạc phục vụ cho cấp Giấy chứng nhận ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân; về nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ này còn yếu. Hồ sơ chuyển về Văn phòng đăng ký đất đai thẩm định, phát hiện nhiều hồ sơ sai sót phải trả về địa phương bổ sung, chỉnh sửa, dẫn đến mất nhiều thời gian giải quyết hồ sơ (tỷ lệ trả về các Chi nhánh khoảng 30%).

Hồ sơ còn tồn tại Chi cục Thuế các huyện chưa giải quyết kịp thời, đồng thời người dân chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính chiếm tỷ lệ 43,16%. Việc giải quyết hồ sơ chưa đảm bảo thời gian đúng theo Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND, nguyên nhân do: Văn phòng Đăng ký đất đai đang thực hiện trên cơ sở dữ liệu (máy tính), vừa thực hiện trên hồ sơ giấy, dẫn đến việc thực hiện thẩm định 01 hồ sơ mất thời gian gấp đôi…

Với thực tế nêu trên, tại kỳ họp thứ 6 do HĐND tỉnh Tiền Giang tổ chức, từ ngày 10-13/7/2018, Đại biểu HĐND Đoàn Thị Thanh Khỏi (Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang), chất vấn: “Tại Kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN&MT xây dựng kế hoạch tổ chức giải quyết tồn đọng của dự án VLAP, phấn đấu cuối năm 2018 giải quyết dứt điểm các hồ sơ có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Đại biểu Khỏi đề nghị Sở TN&MT cho biết kết quả thực hiện vấn đề này và giải pháp cụ thể đến cuối năm 2018?”… Điều đó cho thấy việc cấp Giấy chứng nhận quyề sử dụng đất cho người dân ở Tiền Giang theo dự án VLAP đến nay vẫn còn… quá chậm?!

Trong khi đó, theo nội dung của dự án VLAP thì mọi thông tin về đất đai sẽ được minh bạch, từ đó tăng cường lòng tin của người dân về quá trình quản lý đất đai của ngành. Theo kế hoạch, dự án VLAP sẽ xây dựng và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, đo đạc bản đồ, đăng ký cấp GCNQSDĐ và xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại được quản lý trên hệ thống máy tính… Thế nhưng, dù đã được triển khai từ năm 2008, nhưng đến nay đã gần tròn 10 năm (9/2008- 8/2018), đối với với không ít người dân ở tỉnh Tiền Giang, dự án VLAP còn quá… xa vời!

Qua bài viết, rất mong các cấp lãnh đạo và phòng ban chuyên môn triển khai thực dự án VLAP ở 9 tỉnh: Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hưng Yên và Thái Bình nhanh chóng tiến hành hoàn thiện việc thực hiện dự án VLAP, tránh sự hoài nghi của người dân đối với việc triển khai thực hiện hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai, vì thời gian diễn ra đã gần 10 năm, có người thực hiện công chứng chuyển nhượng đất cho người khác một cách hợp pháp, người chuyển nhượng đất nay đã chết cách nay 2-3 năm rồi, mà người được chuyển nhượng đất vẫn không biết rõ bao giờ thì đất đã ra công chứng sẽ được cấp GCN Quyền sử dụng đất theo dự án VLAP (?)...

PV sẽ có bài viết phản ảnh chi tiết tình trạng kéo dài dự án VLAP ở một số địa phương.

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Với cuộc cách mạng 4.0 và công nghệ Blockchain, một số những ngành nghề có nguy cơ "tuyệt chủng".

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com