Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Có một lối đi gian nan

18/11/2019 09:41

Kinhte&Xahoi “Vào tiết cuối cùng của tuần đầu tiên, tôi đã bật khóc và không nói được lời nào khi học sinh hỏi tại sao, học sinh thì nghĩ cô đang giận vì lớp chưa ngoan. Nhưng các em đâu biết được, tôi bật khóc vì không thể tin bản thân có thể dạy các em được 1 tuần. Đến bây giờ gần 20 năm, tôi vẫn khẳng định, tôi cảm thấy hạnh phúc khi được dạy các em”…

Các thầy cô xúc động khi nói về công việc thầm lặng của mình…

“Tao về đây”…

Cô Nguyễn Thị Ái Vân (43 tuổi), tốt nghiệp  Văn - Sử Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, vừa ra trường cô được phân công về giảng dạy tại Trường THCS xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, Yên Bái. Không phải môn Văn, không phải môn Sử, tiết dạy đầu tiên của cô giáo trẻ là môn Sinh học lớp 7 do trường thiếu giáo viên.

Ngày đó, cô vừa tròn 26 tuổi. Chuyển từ một ngôi trường bình thường về công tác tại ngôi trường đặc biệt, cô chưa hình dung khó khăn như thế nào, chỉ nghe mọi người xung quanh nói về đây vất vả, tiếp xúc với những đứa trẻ đủ dạng tật.

Những ngày đầu, gian nan nhất là dạy phép tính, các con thậm chí không biết 1+1 bằng bao nhiêu. Gian nan là lúc có em cầm chiếc đồng hồ trên tay nhưng loay hoay mãi không biết lấy giờ sao cho đúng. Gian nan là lúc dạy cho các con bập bẹ từng tiếng, dạy con bước đi.

Thậm chí có em người dân tộc Mông xách balô đến chào thẳng “Tao về đây”...  Và rồi cô chọn cách kiên nhẫn từng chút một, nắm bắt tâm lý của những đứa trẻ và dành tấm lòng yêu thương cho học trò. Cô trực tiếp tham gia các lớp can thiệp sớm, tìm hiểu phương pháp dạy, giúp đỡ từng đứa trẻ khiếm khuyết hòa nhập với cộng đồng…

Nhiều em sau khi học tại trung tâm đã tiếp tục học lên trung học phổ thông, rồi thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp. Có những ca trực quản sinh bắt đầu từ 6h sáng có thể kéo dài đến 6h sáng hôm sau, nhưng nụ cười vẫn luôn thường trực trên gương mặt cô giáo…

Và nữa, cô giáo Nguyễn Thị Hội (SN 1968), được xem như một “người mẹ thứ hai” của các em  khuyết tật Trường Tiểu học Sơn Lạc (Yên Sơn, Tuyên Quang). Trong lớp có 12 học sinh, mỗi em một dạng khuyết tật, em thì bị câm điếc, em bị hội chứng Down, bị tim bẩm sinh, huyết tán rồi có em lại không có cơ vòng hậu môn, khó khăn hơn nữa là lại bị liệt…

Cô Hội cho biết, rào cản lớn nhất là khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Lớp học có trẻ từ 6 tuổi cho đến cao nhất là 14 tuổi. Độ tuổi đã không đồng đều mà mỗi một đối tượng lại phải dạy một kiểu khác nhau. Do đó, cô phải tự biên soạn chương trình, theo nhận thức của từng em. “Có em cứ 15 phút đang học lại chạy ra ngoài chơi. Mình nói không khéo, học trò sẽ tự ái ngay và rất khó thuyết phục”.

Cô kể, làm công việc này phải làm quen với những căng thẳng. Thậm chí, có khi trò xông vào đánh hay cắn, cũng phải chịu đựng và đó cũng là chuyện thường. “Trước đây từng có học sinh bị Down, khi tôi đang dạy thì xông lên ôm cổ. Các cô giáo từ lớp khác phải sang để gỡ hộ ra vì học sinh lớn. Lúc đấy bản thân không biết làm thế nào, thật sự nghĩ đến vẫn sợ. Năm nào cũng có những trường hợp đó”…

Chia sẻ về những kỉ niệm vui, cô Hội cho hay: “Trong lớp tôi dạy, từ những năm tôi làm chủ nhiệm, kỷ niệm vui có, buồn có nhưng nhớ nhất trong tôi là những tình cảm của các em và gia đình đã tin tưởng gửi gắm con cho tôi khi các cháu không hoàn hảo, mỗi sáng đến trường tôi phải đến sớm hơn đồng nghiệp vì có em gia đình đưa đến sớm, như em Chúc Minh Đức mẹ bán hàng ăn sáng nên gửi con rất sớm, cháu lại bị nhũn não bẩm sinh kết hợp câm, điếc không nghe ai, đến thì đòi ngồi lòng cô giáo, hay như em Ma Văn Khánh học sinh bị tăng động, thiểu năng trí tuệ nghịch ngợm, chạy nhảy không ngồi yên một chỗ, vì vậy phải trông các cháu rất vất vả nhưng ngược lại các em lại rất nghe lời tôi nên niềm vui của tôi được nhân lên…”.

 “Hết tuần làm việc đầu tiên, tôi đã bật khóc”

Chia sẻ về công việc thầm lặng của mình, cô giáo Phạm Thị Thu Thanh, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh tâm sự về những tháng ngày đầu tiên đến với ngôi trường này. Cô kể, những tháng ngày đầu cô không sao ngủ được khi cứ nhắm mắt lại là hình ảnh những hốc mắt đỏ hoe, với những con mắt trắng dã của những em học sinh tranh thủ giờ nghỉ giữa tiết, lấy mắt giả ra lau rửa và rồi lại lắp vào.

“Vào tiết cuối cùng của tuần đầu tiên, tôi đã bật khóc và không nói được lời nào khi học sinh hỏi tại sao, học sinh thì nghĩ cô đang giận vì lớp chưa ngoan. Nhưng các em đâu biết được, tôi bật khóc vì không thể tin bản thân có thể dạy các em được 1 tuần.

Đến bây giờ gần 20 năm, tôi vẫn khẳng định, tôi đã may mắn khi được dạy các em, dù các em bị thiệt thòi so với các bạn nhưng bằng tất cả tấm lòng, sự quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ trong một tập thể giáo viên toàn những người thầy cô đặc biệt, tôi cảm thấy hạnh phúc khi được dạy các em”, cô giáo Phạm Thị Thu Thanh tâm sự.

Không khỏi bùi ngùi chia sẻ về những ngày đầu tiếp cận với các em khi là giáo viên của một trường tiểu học chuyển về Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Vĩnh Long, cô Võ Thị Phương Thùy chia sẻ: “Những năm đầu tôi dạy trẻ dù được Trung tâm trang bị kiến thức nhưng không khỏi bỡ ngỡ khi dạy các em bị tự kỷ, mắc bệnh đao, bại não… không tự phục vụ cho mình, từ đi vệ sinh đến chơi các đồ dùng, có em vứt cả đồ vật vào mặt, không biết bao lần tôi bị trẻ tát, cắn.

Mới đầu tôi có chút buồn nhưng không vì thế mà tôi ngại khó, tôi hiểu rằng ấy do trẻ chưa biết cách giao tiếp mới có hành vi lệch chuẩn. Vì vậy, tôi nghĩ mình phải tìm hiểu thêm tâm lý trẻ, kết hợp với phụ huynh quan tâm, gần gũi, chia sẻ để dạy các em, thật vô cùng hiệu quả khi các em rất thích thú, ham học, ngôn ngữ phát triển, nhiều em rất khéo tay, đạt giải trong hội thi…

Bao năm dạy trẻ có khiếm khuyết, càng gần gũi các em tôi nhận ra rằng tình cảm trong các em dành cho tôi càng đậm đà, thắm thiết gọi cô giáo thân thương “Má Thùy”. Niềm vui của tôi càng nhân lên khi thấy học sinh của tôi có em đã có việc làm, có gia đình riêng thật hạnh phúc”, cô Phương Thùy tâm sự.

15 năm theo nghề “điên cùng trẻ”

Tương tự, cô giáo Lưu Quỳnh Trang (Trường nuôi dạy trẻ khiếm thị, khuyết tật - Hải Phòng) đến với nghề dạy trẻ khuyết tật như một “cái duyên”. Các chị của cô Trang cũng là giáo viên dạy trẻ khuyết tật nên cô thường xuyên có cơ hội được tiếp xúc với những đứa trẻ thiệt thòi. Nhớ lại kỷ niệm lần đầu đứng lớp, cô Trang kể, có một em nhỏ mắc chứng tăng động, giảm tập trung, em liên tục có hành vi la hét, trèo lên bàn, lên cửa sổ và giành đồ chơi của các bạn cùng lớp. 

“Nhìn thấy vậy tôi hoảng lắm, liền chạy tới ôm em học sinh để em không đánh các bạn trong lớp, nhưng bất ngờ, tôi bị em đó cắn vào tay, vừa cắn vừa nghiến răng thật mạnh, giãy giụa một cách điên cuồng. Lúc đó, tôi vô cùng sốc và sợ, nhưng nhìn em bé như vậy tôi vẫn đành ghì thật chặt tay mà ôm em vào lòng.

Thấy cô giáo nước mắt chảy giàn giụa mà cơn tăng động của em cũng phần nào dịu xuống. Ấy thế mà cũng gần 15 năm tôi theo cái nghề “điên cùng trẻ”, không bảng đen, không phấn trắng, không giáo án... tất cả được thay thế bằng tình yêu, sự nhiệt huyết.

Lớp học từ 4 - 6 tuổi, thường được phân công 1 cô giáo kèm tối đa 10 em,  học sinh đông, các cô giáo cứ luôn chân luôn tay cả ngày. Vào những thời điểm thiếu giáo viên, gần như tôi không có thời gian nghỉ trưa, một mình chăm sóc cho gần 30 em”, cô Trang tâm sự.

Với trẻ tự kỷ, các cô giáo phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng dỗ dành các em ăn uống, vệ sinh cá nhân, dạy các em kiềm chế cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, thể hiện ý muốn với người đối diện… tất cả các kĩ năng để giúp học sinh của mình có thể làm chủ được hành vi. Có những khi quá mệt mỏi vì nhiều em dạy mãi mà vẫn không tiến bộ, mọi hành động vẫn theo bản năng quá lớn, các cô cũng chỉ biết nén tiếng thở dài.

Thế nhưng, nhiều khi nhà cô Trang có việc phải nghỉ dạy vài buổi, cô xa các em là thấy lo lắm, sợ thiếu mình thì các em chơi với ai. Bởi cô Trang biết, học trò của mình rất nhạy cảm với việc quát mắng, to tiếng, cho nên nhiều cô giáo trẻ chưa quen mà lỡ nói to là mọi công sức dỗ dành đều “đổ sông đổ bể” hết…

Mặc dù vất vả là thế, nhưng thực tế, theo cô Phạm Thị Kim Nga, Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) chia sẻ: “Lương của mỗi giáo viên được hưởng trung bình từ 3,5 - 5 triệu đồng/tháng cùng phụ cấp tùy vào vị trí công việc. Lương tuy thấp nhưng “những “giáo viên đặc biệt” như chúng tôi luôn phải làm việc gấp 3 - 4 lần các thầy, cô dạy học thông thường.

Chưa kể đến việc nhiều khi chúng tôi chỉ ước số lượng giáo viên đứng lớp dạy trẻ khiếm thị khoảng 2 cô giáo/30 học sinh, lớp dạy trẻ tăng động 3 cô giáo/30 học sinh… thay vì một cô giáo/30 học sinh như hiện nay. Cũng có những thời điểm chúng tôi đáp ứng được mong muốn này, nhưng sau đó chỉ vài tháng, các cô giáo xin nghỉ dần dần với lý do giáo viên hợp đồng lương thấp, việc quá vất vả...”.

Được biết, hiện nay cả nước chỉ có 2 trường đại học là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cùng 3 trường Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương ở Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM là đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật bài bản và đủ các kĩ năng.

Thế nhưng, chỉ tiêu tuyển sinh Khoa Giáo dục đặc biệt của các trường năm nào cũng thuộc diện thấp nhất trong ngành sư phạm, giao động từ 30 - 50 sinh viên. Bởi lẽ, dạy trẻ khuyết tật đã càng khó nay lại không có biên chế nên dù thị trường việc làm hấp dẫn đến đâu thì sinh viên muốn theo học cũng e ngại… 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Diễn biến mới trong nỗ lực luận tội Tổng thống Trump

Cuộc điều tra của phe Dân chủ ở Hạ viện Mỹ nhằm luận tội ông Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có thêm diễn biến mới, sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi sử dụng từ “hối lộ” để mô tả chuyện ông giữ lại khoản viện trợ quân sự đáng kể của Mỹ cho Ukraine nhằm thúc ép Kiev điều tra đối thủ chính trị.

Về “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc trên Biển Đông

“Chiến thuật vùng xám” là hoạt động có chủ đích nhằm “lách luật” quốc tế để tránh bị lên án và đang được Trung Quốc sử dụng để mở rộng kiểm soát không gian biển, hiện thực hoá yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, các nhà nghiên cứu quốc tế cảnh báo.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/co-mot-loi-di-gian-nan-d111340.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com