Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

“Cơn bão nhiệt” tràn qua nhiều quốc gia trên thế giới

18/07/2022 14:29

Kinhte&Xahoi Mùa hè 2022, những cơn sóng nhiệt càn quét qua nhiều quốc gia trên thế giới. Mỹ và nhiều nước Châu Âu đã ghi nhận nhiệt độ trên 40 độ C. Ở Châu Á, nắng nóng cũng bao trùm khắp Trung Quốc, Nhật Bản… Hàng triệu người dân bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhiệt độ tại thành phố Ourense, Tây Ban Nha có thời điểm đạt mức 47 độ C vào ngày 12/7 (Ảnh: Reuters)

Sóng nhiệt càn quét Châu Âu…

Các quốc gia tại Châu Âu đã nhanh chóng đưa ra cảnh báo sức khỏe cho đợt nắng nóng chưa từng thấy này. Ngày 15/7, Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Anh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, theo đó cảnh báo đỏ "nắng nóng đỉnh điểm" tại nhiều vùng ở xứ England trong đầu tuần nay, khi nhiệt độ được dự báo có thể lên đến mức cao kỷ lục, tiếp tục đối mặt với đợt nắng nóng cực điểm trong vài ngày tới, với dự báo nền nhiệt cao tương đương ngày hè ở Địa Trung Hải.

Theo Văn phòng khí tượng Anh, 50% khả năng nhiệt độ tại quốc gia này trong ngày 18 và 19/7 sẽ lần đầu tiên vượt 40 độ C và khả năng phá vỡ mức nhiệt độ kỷ lục 38,7 độ C thiết lập năm 2019 khoảng 80%. Các bệnh viện của Anh cảnh báo nguy cơ tăng vọt số bệnh nhân nhập viện liên quan đến nắng nóng, trong khi các nhà vận hành đường sắt của Anh để ngỏ khả năng có thể sẽ phải hủy chuyến.

Giới chức Vương quốc Anh cảnh báo nắng nóng gay gắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và nguy cơ gây ra các vấn đề như đột quỵ. Cũng trong ngày 15/7, hơn 2.000 lính cứu hỏa xuất quân nỗ lực khống chế cháy rừng do nắng nóng diện rộng ở xứ sở sương mù.

Đợt nắng nóng lịch sử đầu mùa hè năm nay đã khiến nhiệt độ tăng cao lên mức kỷ lục tại nhiều nước Châu Âu (Ảnh: Reuters)

Tại Bồ Đào Nha, 5 vùng ở miền Trung và Bắc nước này có nền nhiệt trong ngày 14/7 lên tới 47 độ C. Tính đến cuối ngày 14/7, cháy rừng tại Bồ Đào Nha đã khiến 1 người thiệt mạng, 60 người bị thương, gần 900 người phải sơ tán và hàng chục nhà dân bị hư hại hoặc cháy rụi hoàn toàn.

Theo thống kê, các đợt cháy rừng trong năm nay ở Bồ Đào Nha đã thiêu hủy 30.000ha đất, rộng nhất kể từ sau thảm họa cháy rừng năm 2017 khiến hơn 100 người thiệt mạng.

Ở nước láng giềng Tây Ban Nha, nhiệt độ vào 7h ngày 14/7 đã lên tới 37 độ C, trong ngày có lúc lên tới 45,4 độ C, gần mức cao kỷ lục 47,4 độ của tháng 8 năm ngoái. Cháy rừng đã bùng phát tại Công viên quốc gia Tây Ban Nha. Cơ quan chức năng nước này cho biết hiện đang có 20 đám cháy chưa thể khống chế, trong đó có một đám cháy ở thủ phủ Malaga của vùng Mijas buộc hơn 2.300 người dân địa phương phải sơ tán.

Bộ Y tế Tây Ban Nha khuyến cáo người dân uống nước thường xuyên, mặc đồ mỏng, ở trong bóng râm và phòng điều hòa.

Người dân đi qua một biển báo nhiệt độ 46 độ C tại Bilbao, Tây Ban Nha, ngày 17/6 (Ảnh: Reuters)

Tại Tây Nam nước Pháp, cháy rừng đã thiêu rụi 7.700ha đất và khiến 11.000 người sơ tán. Ngày 15/7, khu vực miền Nam nước Pháp trải qua nhiệt độ lên tới 40 độ C. Dự báo trong tuần tới, nhiệt độ tại khu vực này sẽ còn tăng cao và có 16 khu vực đã phát đi cảnh báo nghiêm trọng về nắng nóng.

Giới chức tại Bỉ cũng thông báo nhiệt độ sẽ tăng cao hơn trong tuần này với nền nhiệt dự báo khoảng 38 độ C ở nhiều địa phương trong ngày 19/7.

Cơ quan khí tượng Ireland cũng đã phát cảnh báo về thời tiết nắng nóng trong 3 ngày từ 17 - 19/7. Dự báo nhiệt độ tại nước này sẽ đạt đỉnh khoảng 32 độ C trong những ngày tới, gần bằng mức kỷ lục 33,3 độ C thiết lập năm 1887.

Các nhà khoa học về khí tượng ở Châu Âu cho rằng, sự gia tăng những đợt nắng nóng hiện nay là do biến đổi khí hậu. Những hoạt động đốt than đá, khí đốt và dầu mỏ của con người đã khiến thời tiết nóng hơn, đợt nắng nóng kéo dài và thường xuyên hơn.

Người dân Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề do nắng nóng

… tràn qua Châu Á

Tại Trung Quốc, nhiều thành phố tại quốc gia tỉ dân đã chìm trong đợt nắng nóng hơn một tháng qua, có nơi nhiệt độ tăng vọt lên trên 44 độ C. Những đợt nắng nóng kéo dài đã đe dọa mùa màng và cuộc sống của người dân, đồng thời đẩy mức sử dụng điện của Trung Quốc lên mức cao kỷ lục.

Theo hãng tin Reuters (Anh), tính đến chiều 13/7, hơn 90 cảnh báo đỏ - cảnh báo nghiêm trọng nhất trong hệ thống cảnh báo 3 mức - đã được phát đi trên khắp Trung Quốc, hầu hết ở lưu vực sông Dương Tử, trải dài gần 2.000km; Ảnh hưởng tới các siêu đô thị đông dân từ Thượng Hải đến thành phố Thành Đô.

Thượng Hải đã ban bố cảnh báo đỏ thứ 2 trong 4 ngày, dự báo mức nhiệt vượt quá 40 độ C. Theo đó, thành phố này phải hạn chế hoặc tạm ngừng mọi hoạt động xây dựng và các hoạt động ngoài trời khác. Trong lịch sử, thành phố 25 triệu dân này rất hiếm khi phải áp đặt tình trạng báo động đỏ.

Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã ban bố cảnh báo đỏ thứ hai trong 4 ngày, dự báo mức nhiệt vượt quá 40 độ C

Nam Kinh, thành phố gần đó với trên 9 triệu dân cũng trải qua một mùa hè nắng nóng chưa từng có. Tỉnh Chiết Giang ở phía Nam Thượng Hải cũng đã đưa ra 51 cảnh báo đỏ, mức kỷ lục trong một ngày. Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin nhiều người đã phải nhập viện hoặc thậm chí tử vong vì nắng nóng khắc nghiệt.

Tại Yanjin, tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam của Trung Quốc, nhiệt độ đã lên tới 44 độ C vào hôm 11/7, mức cao nhất kể từ khi đạt kỷ lục vào năm 1959.

Các chuyên gia theo dõi thời tiết Trung Quốc mô tả đợt nắng nóng trong 30 ngày qua đã lan ra trên diện rộng, kéo dài và cực đoan. Nhiệt độ cao đã ảnh hưởng đến hơn 900 triệu trong số 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, trải dài trên tổng diện tích 5 triệu km2, tương đương nửa đất nước.

Trẻ em tắm mát bên vòi phun nước để tránh nóng (Ảnh: AFP)

Còn tại đất nước mặt trời mọc, đợt sóng nhiệt đang bao trùm không những gây ra tình trạng thiếu điện trên diện rộng mà còn dấy lên nỗi lo ngại về hạn hán. Hơn 15.000 người tại Nhật Bản đã phải nhập viện cấp cứu vì sốc nhiệt hoặc kiệt sức trong tháng 6 khi nước này trải qua đợt nắng nóng lịch sử.

Theo dữ liệu sơ bộ được Cơ quan phòng cháy và quản lý thảm họa Nhật Bản công bố, tổng số người được điều trị tại bệnh viện do ảnh hưởng của nắng nóng trong tháng 6 là 15.657 người, mức cao nhất kể từ khi các dữ liệu được ghi nhận từ năm 2010. Ngoài ra, số người tử vong vì nắng nóng trong tháng 6 cũng lên mức cao nhất, với 17 người, vượt mức 14 người ghi nhận năm 2011.

Ngày 27/6, Chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi các hộ gia đình và các doanh nghiệp hoạt động tại thủ đô Tokyo và khu vực lân cận sử dụng điện tiết kiệm trong bối cảnh nhu cầu tăng cao do nắng nóng kéo dài.

Nhiệt độ không khí tại nhiều nơi trên lãnh thổ Nhật Bản trong các ngày qua tăng lên mức 38 độ C đến trên 40 độ C trong đợt nắng nóng kỷ lục tại quốc gia này (Ảnh: AP)

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cũng đưa ra hướng dẫn sử dụng điện chưa từng có tiền lệ, trong đó hối thúc người dân sinh sống trong khu vực mà mạng lưới điện do Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) cung cấp, thực hiện tiết kiệm sử dụng điện trong khoảng thời gian từ 15h đến 18h, như tắt các thiết bị không cần thiết.

Thủ đô Tokyo đang phải chống chọi với đợt nắng nóng gay gắt nhất kể từ năm 1875 với nhiệt độ ghi nhận này đạt 35 - 36 độ C.

Không chỉ Trung Quốc và Nhật Bản đang chịu ảnh hưởng nắng nóng nặng nề mà các nhà khí tượng cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các đợt nắng nóng tại nhiều quốc gia Châu Á khác dài, cực đoan và thường xuyên cũng như ảnh hưởng đến nhiều người hơn. Điều này sẽ trở thành một cuộc sống "bình thường mới" trong thời gian không xa.

 Hoàng Châu - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Singapore triển khai Robot hỗ trợ bệnh nhân

Tại một khoa thuộc Changi General Hospital (tạm dịch: Bệnh viện Đa khoa Changi, viết tắt là CGH), một Robot cao 1,2m đang nói thật to với các bệnh nhân rằng: “Xin chào mọi người, tôi là Pepper. Hãy cùng nhau tập một bài thể dục nhé”!

Hàng loạt quốc gia Châu Âu đối diện lạm phát tăng cao

Dữ liệu mới nhất cho thấy mức lạm phát trong khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đạt 8,6% trong tháng 6. Điều này cho thấy vấn đề lạm phát có nguy cơ vượt ra khỏi tầm kiểm soát, buộc các ngân hàng trung ương lớn ở Châu Âu phải áp dụng các chính sách đối phó với rủi ro do lạm phát.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/con-bao-nhiet-tran-qua-nhieu-quoc-gia-tren-the-gioi-201284.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com