Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Con cháu chúng ta quả là quá “siêu phàm”!

08/09/2020 10:02

Kinhte&Xahoi Thế nên, ngẫm mới thấy con cháu chúng ta thời nay quả thật “siêu phàm”! Thương cho bố mẹ các em 1 lại càng xót cho thế hệ măng non 10, bởi “gánh” áp lực mà mới ở tuổi “abc” thôi đã trĩu nặng trên vai…

Vào năm học mới, vừa nhìn thấy đứa cháu đang học cấp 1 “tải” sau lưng cả cái cặp sách to hơn người, tôi giật mình hỏi: “Sao con không mang cái nhỏ nhỏ, cặp lớn thế này không tốt cho vai và cột sống đâu”. Đứa cháu trả lời tôi rằng, nếu nhỏ hơn sẽ không mang đủ sách vở, đồ dùng và bạn nào cũng như vậy cả.

Tôi bất giác thốt lên: “Cứ tưởng giáo dục bây giờ giảm tải rồi??!”.

Vậy hoá ra tôi có nghe nhầm không điệp khúc “cải cách”, “giảm tải chương trình” cho học sinh tiểu học mà mấy năm nay, năm nào các lãnh đạo ngành giáo dục cũng phổ biến? Không rõ giảm tải kiểu gì mà học sinh vẫn phải mang nhiều sách vở như vậy?!

Cách đây ít ngày báo Dân trí cũng có bài viết phản ánh về việc một trường tiểu học trên địa bàn TPHCM (cụ thể là Trường Tiểu học An Phong, Quận 8, TPHCM) đưa danh mục sách lớp 1 gồm cả SGK và sách tham khảo lên đến 23 đầu sách (chưa kể bảng viết và giấy vở) để phụ huynh đăng ký mua sắm.
Gọi là “đăng ký” nhưng có phụ huynh phản ánh là danh mục này có trong hồ sơ cho trẻ và nhà trường làm hộ cho nhiều phụ huynh rồi báo giá. Tổng số tiền sách là 807.000 đồng.

Rất nhiều phụ huynh “khóc ròng” vì tiền sách đầu năm học của con. Điều này là dễ hiểu. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện để sắm sanh sách vở đầu năm học mới với chi phí lên cả gần triệu đồng.

Nhưng khoan nói chuyện tiền nong.

Tôi hiểu là với tính cách, phẩm chất của các bậc làm cha làm mẹ, dù có khó khăn đến mấy thì ai cũng đều cắn răng, cắn lợi mà mua cho con cả thôi. Thà cha mẹ thiếu ăn thiếu mặc, nhưng chắc chắn không thể để con thiếu sách để học.

Vấn đề nằm ở chỗ: Mới lớp 1 thôi sao mà lắm sách thế?

Cứ cho là không thể lấy chuyện mấy chục năm trước của ông bà, bố mẹ để mà so với con cháu bây giờ, nhưng dù có thế thì mục tiêu lớp 1 cũng chỉ là “đọc thông, viết thạo”, với danh mục hơn hai chục cuốn sách như vậy, liệu các cháu có học hết, đọc hết hay không?

Sau khi xác nhận có xảy ra sự việc trên ở Trường tiểu học An Phong, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học nói, đây đúng là danh mục sách mà trường Tiểu học cung cấp để phụ huynh tham khảo để tự trang bị cho con em “nếu có nhu cầu và thấy cần thiết”, khẳng định  “không có sự ép buộc phụ huynh phải mua thêm sách tham khảo”.

Theo quy định, bộ SGK lớp 1 mới theo Chương trình giáo dục 2018 chỉ có 8 cuốn bắt buộc và một môn tự chọn.

Vị lãnh đạo này cho biết, Bộ GD&ĐT chưa nhận được thông tin nào liên quan đến việc các trường “ép” học sinh mua SGK sách tham khảo để được chiết khấu phần trăm và khẳng định rằng, “nếu điều này xảy ra, chắc chắn Bộ GD&ĐT sẽ xử lý nghiêm khắc, triệt để đúng quy định”.

Người viết rất ghi nhận thái đó cương quyết đó của đại diện Bộ GD&ĐT, cũng hi vọng rằng, cơ quan quản lý sẽ “rắn tay” như tuyên bố.

Tuy vậy, việc sắm sanh giáo cụ cho con em lúc nhập trường, nói thật, vẫn là câu chuyện rất “tế nhị”. Nói gì thì nói chứ thật khó mà quả quyết không có chuyện nhà trường cố tình “nhập nhèm” trong việc thông tin để phụ huynh mua thêm nhiều loại tài liệu bổ trợ với giá đắt đỏ.

Thôi thì cứ cho là “không ép buộc”, nhưng liệu có chuyện không “gợi ý”? Cũng từa tựa như câu chuyện muôn thuở là học thêm vậy. Đành là con không có nhu cầu, nhưng “bạn nào ở lớp cũng vậy”, thì có phụ huynh nào lại “dám” làm khác đi?

Mà cũng phải. Phần là giáo dục, phần là… kinh doanh giáo dục, mà đã là kinh doanh thì phải có doanh thu chứ.

Thế nên, ngẫm mới thấy con cháu chúng ta thời nay quả thật “siêu phàm”! Thương cho bố mẹ các em 1 lại càng xót cho thế hệ măng non 10, bởi “gánh” áp lực mà mới ở tuổi “abc” thôi đã trĩu nặng trên vai…

 Bích Diệp - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nước Mỹ sắp “vỡ nợ”?

Nợ công của Mỹ dự kiến tăng mạnh lên mức 98% GDP trong tài khóa 2020, trước khi vượt mức 100% GDP trong tài khóa 2021 và lên tới 107% GDP trong tài khóa 2023, chạm mức cao nhất trong lịch sử.

Link bài gốc https://dantri.com.vn/blog/con-chau-chung-ta-qua-la-qua-sieu-pham-20200908064110376.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com