Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Cư dân Thủ đô sợ hãi sống trong khu tập thể chờ sập

16/11/2019 09:48

Kinhte&Xahoi ​ “Sống trong nhà mà cảm giác nguy hiểm hơn khi ở ngoài đường” – đó là cuộc sống hàng ngày của những cư dân sống tại khu tập thể C5 Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ bị đổ sập.

Từ nhiều năm nay, người dân sinh sống bên trong những căn phòng ở khu tập thể C5 Quỳnh Mai luôn cảm thấy sợ hãi, thấp thỏm, lo lắng về tình trạng hư hỏng, xuống cấp trầm trọng và không thể cải tạo được của khu chung cư cũ.
Được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, trải qua nhiều năm sử dụng, kết cấu công trình của khu chung cư đã không còn đảm bảo về độ an toàn, khi xuất hiện hàng loạt các vết nứt lớn.
Theo ghi nhận của PV, phần tường bên ngoài của khu tập thể bị bong tróc, hư hỏng nghiêm trọng. Ở một số chỗ, phần vữa rơi rụng hết để lộ ra hẳn lớp gạch bên trong.
Với nguyên liệu chính là vôi và cát nên độ bám dính của vữa vào các bức tường cũng không được tốt, khiến tường luôn ở tình trạng ẩm ướt.
Do không có lớp vữa bảo vệ, cộng thêm độ ẩm ướt, một số cây dại đã mọc và sống bám rễ trên các bức tường của khu tập thể C5.
Bên trong khu tập thể, các dầm xà chịu lực đều đã nứt vỡ và yếu; tại một số điểm, phần vữa rơi rụng để trơ cả những khung sắt.
Không chỉ có vậy, phần trần nhà còn bị bong tróc, thậm chí xuất hiện cả những lỗ thủng lớn nằm rải rác ở các tầng, đặc biệt là khu vực nhà vệ sinh chung luôn trong tình trạng ngấm nước từ nhà vệ sinh tầng trên xuống tầng dưới.
Bà Đoàn Thị Cón – Cư dân sinh sống tại khu tập thể C5 chia sẻ: “Khu tập thể này đã xuống từ hàng chục năm nay rồi, sống ở trong nhà mà chúng tôi còn cảm thấy nguy hiểm hơn khi ra ngoài đường vậy. Nhiều lúc đang nấu cơm, mảng vữa rơi bộp một cái xuống đất là ai nấy đều sợ. Vào những ngày mưa gió, mọi người trong khu tập thể đều lo lắng về nguy cơ đổ sập của khu nhà, khi kết cấu công trình đã không còn vững chắc”.
Mặc dù được liệt kê vào danh sách các chung cư cũ xuống cấp nguy hiểm và nằm ở mức độ D cần phải xây dựng lại nhưng đến nay, người dân tại khu tập thể C5 vẫn đang chờ đợi thông tin chính thức về việc giải phóng khu tập thể xuống cấp này.
Hiện nay, khu tập thể cũ C5 Quỳnh Mai đang có gần 100 hộ sinh sống tại nơi đây, họ luôn phải sống trong tình cảnh nơm nớp lo sợ về nguy cơ đổ sập của chung cư, đe dọa trực tiếp tới tài sản, tính mạng của các cư dân.

Vũ Cừ

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Về “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc trên Biển Đông

“Chiến thuật vùng xám” là hoạt động có chủ đích nhằm “lách luật” quốc tế để tránh bị lên án và đang được Trung Quốc sử dụng để mở rộng kiểm soát không gian biển, hiện thực hoá yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, các nhà nghiên cứu quốc tế cảnh báo.

Nguồn: HATAP

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com