Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Cửa hàng đóng cửa vì “ế khách”, chủ nhà Hà Nội vẫn không giảm giá thuê

09/03/2020 16:19

Kinhte&Xahoi Dù nhiều cửa hàng kinh doanh thua lỗ, doanh thu âm nhiều tháng đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, trả mặt bằng song giá thuê cửa hàng tại Hà Nội vẫn cao “chót vót”, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chấp nhận mất cọc “bỏ của chạy lấy người”

Trước Tết Nguyên đán, bà Nguyễn T.M có một cửa hàng kinh doanh cà phê khá phát đạt trên đường Nguyễn Hữu Huân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Vào những ngày đông khách, cửa hàng này có thể thu lợi từ 2 - 3 triệu đồng/ ngày.
Tại một số tuyến phố ở Hà Nội như: Nguyễn Trãi, Tây Sơn, Chùa Bộc, Hoàng Cầu,...  nhiều cửa hàng đóng cửa hàng, nghỉ bán do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: Vũ Đức Anh

Thế nhưng, kể từ bùng phát dịch Covid-19, lượng khách du lịch đã giảm rất mạnh, khiến cho tình hình kinh doanh của bà T.M gặp nhiều khó khăn. Doanh thu của cửa hàng giảm từ 80 - 85% so với thời điểm trước Tết.

Sau 1 tháng kinh doanh ế ẩm, bà T.M có nhờ chủ nhà hỗ trợ, giảm giá chi phí thuê mặt bằng, tuy nhiên, ý kiến này đã không được chấp thuận. Sau một thời gian tìm đủ cách xoay sở nhưng tình hình kinh doanh không cải thiện, bà T.M quyết định đóng cửa hàng và tìm mặt bằng mới với chi phí rẻ hơn.

“Tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn, nhưng tôi vẫn phải chịu rất nhiều áp lực từ chi phí thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân viên, tiền điện nước... Mỗi buổi sáng mở mắt ra là phải nghĩ làm thế nào để kiếm đủ 500.000 đồng/ ngày, để bù vào chi phí thuê nhà. Tôi có xin chủ nhà hỗ trợ một phần chi phí, tuy nhiên không được đồng ý, nên đã quyết định nghỉ bán”, bà T.M nói.

Các biển cho thuê cửa hàng, sang nhượng được các chủ nhà treo để tìm kiếm người thuê. Ảnh: Vũ Đức Anh

Không chỉ cửa hàng cà phê của bà T.M, các cơ sở kinh doanh thời trang, dịch vụ ăn uống, cửa hàng bán đồ lưu niệm tại các tuyến phố đông khách du lịch cũng đã bắt đầu treo biển “sang nhượng cửa hàng”, “cho thuê nhà”, “cho thuê cửa hàng”,...

Nhiều chủ cửa hàng đồng ý thanh lý hợp đồng sớm, chấp nhận mất tiền cọc để “bỏ của chạy lấy người”. “Đây là khó khăn chung rồi. Giờ người đi thuê nhà kinh doanh giống như “cá nằm trên thớt”, bỏ thì thương mà vương thì tội”, bà T.M nói.

Chủ nhà nhất quyết không giảm giá thuê

Hiện nay, chỉ có một số ít chủ đầu tư chấp nhận giảm giá thuê mặt bằng, văn phòng, cửa hàng, shophouse từ 10 - 40%, để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn của dịch Covid-19.

Trong khi đó, đối với phân khúc cửa hàng cho thuê do tư nhân sở hữu, hầu hết, chủ nhà đều nhất quyết không giảm giá thuê. Một số chủ nhà thừa nhận, sau khi người thuê cũ chuyển đi, không dễ tìm người thuê như trước.

Nhiều chủ cửa hàng cho biết, dù kinh doanh ế ẩm nhưng chủ nhà vẫn không đồng ý giảm giá thuê. Ảnh: Vũ Đức Anh

Bà T.A, một chủ nhà trên đường Đại Cồ Việt khẳng định, dù có để cửa hàng trống 1 - 2 tháng, song nhất quyết không giảm giá.

“Tại sao chúng tôi phải giảm giá thuê trong khi khu vực này (Đại Cồ Việt - PV) hiện nay vẫn chưa phải cách ly. Mặt khác, lúc cửa hàng đông khách, làm ăn được chúng tôi cũng không hề có ý định tăng giá dù có khách thương lượng trả cao hơn. Hợp đồng đã ký nên cứ theo hợp đồng mà làm. Bản thân chúng tôi nếu phá vỡ hợp đồng, cũng phải đền bù như nhau”, bà T.A nói.

Có cùng quan điểm trên, nhiều chủ nhà tại quận Hoàn Kiếm, hoặc các tuyến phố lớn tại quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy,... cũng vẫn áp dụng mức giá thuê cao “chót vót”.

Cụ thể, các tuyến phố “hot” nhất quận Hoàn Kiếm, bao gồm các tuyến phố chính như Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Tràng Thi, Hàng Ngang - Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Cót,... có mức thuê nhà mặt phố dao động từ 10 - 200 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào vị trí, diện tích và mặt tiền.

Tại khu vực này, các cửa hàng thường có diện tích khá nhỏ, dao động từ 15 - 30 m2, giá cho thuê dao động trong khoảng 10 - 30 triệu đồng/ tháng.

Trong khi đó, các tuyến phố lớn như Xã Đàn - Ô Chợ Dừa, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn (Đống Đa), Bạch Mai, Phố Huế, Hàng Bài (Hoàn Kiếm), Cầu Giấy, Xuân Thủy (Cầu Giấy), Nguyễn Trãi gần ngã tư Sở (Thanh Xuân) mức giá cho thuê bình quân là 1 - 2 triệu đồng/ m2/ tháng.

Một ngôi nhà có diện tích 90 m2, 6 tầng, mặt tiền 5 m trên đường Xã Đàn có gia dao động từ 80 - 100 triệu đồng/ tháng.

Đồ đạc, xe cộ dựng ngay trước mặt bằng vỉa hè các hàng quán đã đóng cửa. Ảnh: Vũ Đức Anh

Các tuyến phố nhỏ hơn, tập chung nhiều trường đại học và nhiều sinh viên như Trương Định, Kim Đồng, Tân Mai (Hoàng Mai), Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa (Hai Bà Trưng),... mức giá cho thuê rẻ hơn, giá thuê bình quân từ 10 - 50 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào vị trí, diện tích và mặt tiền ngôi nhà.

Bà Thu Giang, một chuyên viên môi giới bất động sản tại Hà Nội thừa nhận hầu hết, chủ nhà có cửa hàng cho thuê không đồng ý hạ giá:

“Tuy nhiên, nếu người thuê khéo léo, biết cách đàm phán vẫn có thể nhờ chủ nhà hỗ trợ một phần. Ví dụ như giảm giá thuê trong vài tháng dịch, khi nào hết dịch thì tăng giá trở lại. Hoặc có thể trả tiền nhà 1 tháng/ lần, thay vì trả một cục theo quý, bán niên hoặc 1 năm/ lần”, bà Giang nói.

Bà Giang cho hay, hiện nay nhiều chủ nhà chấp nhận hỗ trợ người thuê bằng cách không tăng giá trong 2 năm 2020 - 2021: “Hầu hết, hợp đồng thuê nhà đều có một khoản tăng giá, tính theo chỉ số lạm phát sau một thời gian. Mức tăng có thể là 3% - 10%, và thời hạn tăng là 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm, tùy thuộc sự thỏa thuận giữa hai bên”.

Ví dụ, một cửa hàng trên phố Xã Đàn cho thuê 100 triệu đồng/ tháng, cam kết sau 3 năm sẽ tăng lên 120 triệu đồng/ tháng (tương đương 7%/năm). Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, chủ nhà chấp nhận sang năm 2022 mới tăng giá.

Trong khi đó, một số chuyên gia BĐS cho rằng, giá thuê cửa hàng kinh doanh tại Hà Nội và TP.HCM đang quá cao. Thậm chí, nhiều khu vực đưa ra mức giá thuê cao một cách vô lý. Vì vậy, trước làn sóng trả lại mặt bằng kinh doanh, về lâu dài có thể sẽ giúp hạ nhiệt giá thuê cửa hàng và trở về giá trị thật của nó.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Covid-19: Thực hư thông tin Iran “vỡ trận” thầm lặng

Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) bùng phát, Iran có thể đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi một số cơ quan truyền thông cho rằng chính phủ nước này dường như không có khả năng xử lý cuộc khủng hoảng.

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/cua-hang-dong-cua-vi-e-khach-chu-nha-ha-noi-van-khong-giam-gia-thue-d118955.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com